(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế, cán bộ, hội viên Hội CCB huyện Lạc Thủy không ngừng đổi mới, sáng tạo để xây dựng các mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Theo thống kê năm 2017, tỷ lệ hội viên khá, giàu của toàn Hội chiếm 52,6%, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,7%. Qua đó, đời sống hội viên được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH địa phương.


Mô hình trang trại tổng hợp của hội viên CCB Chu Văn Sâm, thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đem lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/năm.

Hội CCB huyện Lạc Thủy có 4.604 hội viên, sinh hoạt tại 23 cơ sở hội và 153 chi hội. Trong những năm qua, cán bộ, hội viên CCB tích cực thi đua lao động sản xuất, đổi mới tư duy, cách làm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiếp tục phối hơp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật. Qua đó đã có trên 30 hội viên là chủ các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở kinh doanh trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 170 hội viên CCB với mức thu nhập ổn định. Trong đó, một số mô hình trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng đã đem lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, Hội CCB đã bàn giao 3 con bò giống cho 3 chi hội CCB xã An Bình, Khoan Dụ, Liên Hòa để hỗ trợ các gia đình hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chúng tôi đến thăm gia đình CCB Chu Văn Sâm ở thôn Đồng Danh (xã Phú Thành), là điển hình trong phát triển kinh tế trang trại VAC trên địa bàn huyện. Hiện nay, mô hình VAC của ông Sâm đã được mở rộng 3 ha với trên 1.200 gốc cây ăn quả như nhãn Hưng Yên, chanh đào, bưởi Diễn và 1 ha ao cá. Bằng ý chí, nghị lực vươn lên, ông Sâm đã áp dụng KH-KT vào quá trình sản xuất để mô hình kinh tế VAC hoạt động hiệu quả. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Sâm thu về từ 400- 500 triệu đồng. Sản phẩm của gia đình ông bán rộng rãi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. ông Sâm cho biết: "Gần 20 năm qua kể từ khi bắt tay vào phát triển mô hình trang trại VAC, tôi luôn phát huy những phẩm chất đáng quý của người lính Cụ Hồ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu và chịu khó học hỏi để vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình. Tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do các hội, đoàn thể tổ chức. Qua đó áp dụng vào quá trình sản xuất để nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, khó khăn chung của các hội viên khi bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế đó là nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, Hội CCB huyện đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện với tổng số vốn gần 59 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho 1.917 hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Các cơ sở hội cũng đã huy động nguồn quỹ từ cán bộ, hội viên với mức trung bình 520.000 đồng/năm. Một số chi hội tiêu biểu đã tạo được nguồn quỹ lớn từ cán bộ, hội viên như Chi hội thôn 2, xã Cố Nghĩa (2 triệu đồng), Hội CCB thị trấn Chi Nê (600.000 đồng), Chi hội Dị, xã Phú Thành (700.000 đồng). Thông qua nguồn quỹ này đã hỗ trợ, giúp đỡ các hội viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế.

Đồng chí Phạm Ngọc Hà, Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thủy cho biết: "Trong thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên hăng hái thi đua lao động sản xuất để xây dựng được nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Qua đó sớm xóa được tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy KT- XH, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.

Đức Anh

Các tin khác


4 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 10.140 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh ta đặt kế hoạch phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 31.651 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017.

Phát huy truyền thống vẻ vang, ngành Xây dựng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới


(HBĐT) - Cách đây 60 năm, ngày 29/4/1958, theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc, nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29/4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.

Tiếp tục thận trọng đầu tư chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của ngành NN & PTNT tỉnh trong thời điểm lợn hơi có xu hướng đổi chiều, tăng giá. Tính đến ngày 19/4, giá lợn hơi ở mức 40.000 đồng/kg. Theo nhận định của đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đây chỉ là sự tăng giá "ảo” sau thời gian dài thị trường trầm lắng, nhiều khả năng ngay sau đó giá lợn hơi sẽ giảm.

Nông dân huyện Lạc Thủy thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Lạc Thủy đạt được nhiều kết quả, tạo động lực khích lệ nông dân thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu.

Bao giờ mới hết nỗi lo đầu ra cho nông sản?

(HBĐT) - Tiêu thụ nông sản đang là "bài toán khó” cho sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta. Những năm qua, tiêu thụ nông sản luôn trong tình trạng bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường ổn định...

Sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,34 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, trong quý I/2018, tình hình phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định. Toàn tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 2,6 nghìn ha; có 4,05 nghìn lồng nuôi cá; 28 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản. Các huyện, thành phố có tổng sản lượng cá đạt 2,34 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1,96 nghìn tấn, còn lại là sản phẩm khai thác. Các cơ sở sản xuất được hơn 4 triệu con cá giống các loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục