Chiều 1/5, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã xuất xưởng thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên, xăng RON 92, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất bán cho các đối tác thương mại để phục vụ nhu cầu tại thị trường Việt Nam.
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Dự kiến đến ngày 13/5 sẽ cho ra tiếp 2 sản phẩm lọc hóa dầu tiếp
theo. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với dự án có
tổng mức đầu tư lên tới gần 9,3 tỷ USD này, mà còn đối với vấn đề đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ USD, công suất giai đoạn I là
200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi
công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Đây là dự án lọc hóa dầu có quy mô lớn nhất Việt Nam với 4 nhà đầu tư gồm: Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI; Công ty Idemitsu
Kosan và Công ty Hoá chất Mitsui của Nhật Bản.
Dự án khởi công vào tháng 10/2013 và hoàn thành vào tháng 4/2017, sử dụng công
nghệ hiện đại nhất thế giới về lọc dầu. Kuwait là quốc gia cung cấp toàn bộ dầu
thô phục vụ suốt vòng đời dự án. Sản phẩm của Nhà máy gồm: Khí hóa lỏng LPG,
xăng A 92, A95, dầu diesel, dầu hoả, nhiên liệu phản lực, paraxilene, Benzen,
Polypropylene và lưu huỳnh.
Như vậy sau nhiều năm nỗ lực bền bỉ, vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách,
dòng dầu mới mang thương hiệu Việt đã tuôn chảy, mang theo niềm vui và những kỳ
vọng lớn lao đối với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của Thanh Hóa.
Ông Turki Alajmi Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn
cho biết, sự thành công của dự án khẳng định môi trường đầu tư hấp dẫn của
Thanh Hóa cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của tỉnh đối với các dự
án tầm cỡ thế giới.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt trong năm 2018 sẽ đóng góp trên 8 điểm
phần trăm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tăng thu ngân sách cho địa
phương trên 9.000 tỷ đồng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo động
lực, sức lan tỏa trong thu hút đầu tư công nghiệp-dịch vụ, nhất là công nghiệp
phụ trợ sau lọc hóa dầu tại Thanh Hóa.
Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩm
của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước và góp phần quan trọng
đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh, tạo ra bước tăng
trưởng đột phá về thu ngân sách nhà nước, là động lực thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả vùng kinh tế Nam Thanh-Bắc Nghệ và
khu vực Bắc Trung Bộ./.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - Hầu hết các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN), nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển khai dự án đúng tiến độ cam kết, hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, tạo sự tăng trưởng ổn định về doanh thu, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm, đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển các loại hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới và HTX dịch vụ du lịch cộng đồng, những năm gần đây Liên minh hợp tác xã tỉnh đã chủ động tham mưu, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khuyến khích thành lập các mô hình HTX để chắp cánh cho những ước mơ khởi nghiệp.
(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh ta đặt kế hoạch phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 31.651 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017.
(HBĐT) - Cách đây 60 năm, ngày 29/4/1958, theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc, nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29/4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của ngành NN & PTNT tỉnh trong thời điểm lợn hơi có xu hướng đổi chiều, tăng giá. Tính đến ngày 19/4, giá lợn hơi ở mức 40.000 đồng/kg. Theo nhận định của đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đây chỉ là sự tăng giá "ảo” sau thời gian dài thị trường trầm lắng, nhiều khả năng ngay sau đó giá lợn hơi sẽ giảm.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở huyện Lạc Thủy đạt được nhiều kết quả, tạo động lực khích lệ nông dân thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu.