(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 5/6/2018 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP” giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, chỉ đạo trong giai đoạn 2018 – 2020 sẽ chú trọng xây dựng và phát triển 15 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa đảm bảo ATTP.
Được sản xuất
theo chuỗi khép kín "từ trang trại đến bàn ăn”, sản phẩm thịt lợn hữu cơ của
HTX Chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hợp Kim (Kim Bôi) ngay khi ra mắt đã bắt được
tín hiệu thị trường rất tốt vì chất lượng tốt, đảm bảo ATTP và truy suất nguồn
gốc rõ ràng.
Cụ thể, có 2
chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thịt theo tiêu chuẩn nông
nghiệp hữu cơ; 2 chuỗi sản phẩm thịt áp dụng quy trình VietGAHP; 2 chuỗi sản
phẩm rau theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; 2 chuỗi sản phẩm rau áp dụng quy
trình VietGAP; 2 chuỗi sản phẩm nấm và cây dược liệu áp dụng quy trình VietGAP;
3 chuỗi sản phẩm thủy sản áp dụng quy trình VietGAP. Các sản phẩm được lựa chọn
để tổ chức sản xuất theo chuỗi đều được đánh giá là nổi bật nhất của địa phương.
Sau khi được xây dựng và phát triển theo chuỗi, sản phẩm sẽ được ưu tiên quảng
bá, xây dựng thương hiệu, hình thành hệ thống các cửa hàng giới thiệu và cung
ứng sản phẩm. Trong giai đoạn tiếp theo (2021 – 2025), các chuỗi này sẽ được rà
soát, đánh giá và tiếp tục đầu tư phát triển nhằm xây dựng thành các nông sản
hàng hóa chủ lực có thương hiệu, có sức tiêu thụ lớn và giá trị cạnh tranh cao
trên thị trường.
Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn
2018 – 2025 khoảng 82.380 triệu đồng, trong đó, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2018 –
2020 khoảng 37.950 triệu đồng. Đề án nhằm xây dựng và phát triển các chuỗi liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh, đảm bảo ATTP
"từ trang trại đến bàn ăn”; xây dựng thương hiệu, kiểm soát chất lượng và truy
suất được nguồn gốc sản phẩm; nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường; từ đó góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
T.T
(HBĐT) - Phân xưởng vận hành - Công ty thủy điện Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là khai thác vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện, chống lũ, chống hạn, tưới tiêu, giao thông đường thuỷ có hiệu quả, đảm bảo phương thức vận hành nhà máy an toàn, kinh tế.
(HBĐT) - Sở Công Thương cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 369 ha. Nhìn chung, các CCN chưa được chú trọng đầu tư hạ tầng nên việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn. Hiện, mới có 5 CCN đi vào hoạt động, thu hút 12 dự án thứ cấp với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.268 tỷ đồng.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện có từ 150 - 200 ha chuyên sản xuất rau an toàn, trên 50% sản phẩm được tiêu thụ ngoại tỉnh. Để thực hiện mục tiêu, việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới, sản xuất theo quy trình VietGAP đang được huyện triển khai trên địa bàn các xã, đặc biệt là những xã có diện tích trồng màu lớn.
(HBĐT) - Phong trào thi đua "Tuổi cao - gương sáng” từ lâu đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua phong trào, nhiều hội viên NCT trở thành tấm gương tiêu biểu nỗ lực vượt khó, tích lũy làm giàu, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần tạo việc làm và đóng góp tích cực vào sự phát triển KT -XH của địa phương. ông Nguyễn Văn Lịch, hội viên NCT thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là tấm gương tiêu biểu như thế.
(HBĐT) - Ngày 5/6, tại Sở Nông nghiệp&PTNT, Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) đã có cuộc giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.