(HBĐT) - Năm 2012, thu nhập bình quân của 12 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Kim Bôi đạt 8 triệu đồng /người/năm, đến hết năm 2017 đã tăng lên 19, 5 triệu đồng/người, cao hơn thu nhập bình quân chung của toàn huyện. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa từ 80% giảm còn gần 30%... Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Đây là kết quả nổi bật có được từ mô hình phát triển kinh tế gắn với QP -AN các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2012- 2017.

Khi xây dựng mô hình, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, đưa cây nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung trở thành cây trồng mang tính hàng hóa tại các xã ĐBKK của huyện. Song song với tuyên truyền, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhãn. Trong 5 năm (2012 - 2017), huyện mở trên 10 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh… trên cây nhãn và mở một số lớp học hiện trường cho trên 230 lượt người. Bên cạnh đó, UBND huyện chủ động phối hợp với Trung tâm giống cây trồng (Sở NN &PTNT) tìm các nguồn giống nhãn có chất lượng cao, làm tốt công tác quản lý nhằm đảm bảo giống được đem vào trồng có chất lượng tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Nếu trước khi thực hiện mô hình, diện tích trồng nhãn của huyện có 38 ha thì đến hết tháng 12/2017 đã tăng lên 190 ha, vượt 90 ha so với kế hoạch đến năm 2020, trong đó, diện tích nhãn kinh doanh 57 ha, cho thu nhập bình quân 250 triệu đồng /ha/năm. Những vườn năng suất cao có thể đạt trên 350 triệu đồng.

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi đánh giá: Hiện nay, người trồng nhãn đã chủ động trong kỹ thuật canh tác, xử lý ra hoa, đậu quả, bón phân cân đối; mẫu mã sản phẩm được chú trọng, giúp sản phẩm nhãn Sơn Thủy ngày càng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. So sánh những đặc điểm hình thái, màu sắc và kết quả phân tích sinh hóa cho thấy, các giống nhãn hiện nay trồng ở Sơn Thủy là nhãn Hương Chi, Khoái Châu đều đáp ứng tốt các chỉ tiêu đặc trưng của giống. Điều này chứng tỏ, các giống nhãn đang trồng hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này.

Ngoài ra, thời gian qua, huyện Kim Bôi tập trung xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm như: liên kết với Công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) xây dựng chuỗi ngô ngọt quy mô 100 ha /vụ tại xã Mỵ Hoà; liên kết với Công ty Pacific Hoà Bình phát triển 20 ha dưa chuột Nhật; liên kết với Công ty Tân Lộc Phát phát triển 46 ha sản xuất hạt giống, 6 ha cây măng tây tại 2 xã Nam Thượng, Hạ Bì; liên kết với Công ty ớt Việt Nam phát triển 5 ha ớt và chuỗi rau an toàn 10 ha tại 2 xã Nam Thượng, Hạ Bì. Đến nay, cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện tập trung tại các xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Kim Sơn, Mỵ Hòa, Nam Thượng với diện tích trên 1.000 ha…

Với những hiệu quả mà mô hình đem lại, nhiều năm gần đây, tình hình KT-XH, đời sống của nhân dân các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Kim Bôi không ngừng được cải thiện và nâng cao; tội phạm về trật tự xã hội giảm, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép không còn diễn ra. Từ những thành công đó, mô hình đang được chính người dân các xã trên địa bàn huyện tiếp cận và chủ động nhân rộng. Mô hình phát triển kinh tế gắn với QP -AN các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2012 - 2017 được UBND tỉnh công nhận là 1 trong 12 mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, cần triển khai, nhân rộng trong thời gian tới.

                                                                          HY 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục