(HBĐT)-"Vốn là xóm thuần nông nhưng theo guồng công nghiệp hóa, xóm Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) đã phải chuyển 20, 6 ha đất các loại sang xây dựng các nhà máy (trong đó có trên 20 ha đất sản xuất nông nghiệp).

130 hộ dân mất đất sản xuất, trong đó có 30 hộ mất 100% diện tích. Để mưu sinh, 40% lao động chuyển sang làm công nhân tại các doanh nghiệp, còn 60% lao động trụ lại với nghề nông. Đất ít, lao động cũng không nhiều, bởi vậy, nông dân Đồng Sương đã tích cực nắm bắt thị trường, ứng dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất” - đồng chí Lê Văn ý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Lập đã khái quát như vậy khi chúng tôi về thăm mô hình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Đồng Sương. 


Nông dân xóm Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) thu hoạch rau hữu cơ, cung cấp ra thị trường. 

Năm 2009, được tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trong xã, Hội Nông dân xã Thành Lập đã hướng dẫn thành lập nhóm sản xuất rau hữu cơ với 8 thành viên, diện tích mô hình 3.511 m2. Khi đi vào sản xuất đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên tham gia (từ 1,7 - 2 triệu đồng /người/tháng).

Nhận thấy sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ môi trường, Đảng ủy, UBND xã Thành Lập đã giao Hội Nông dân xã trực tiếp phối hợp dạy nghề và vận động các thành viên tham gia thành lập các tổ, nhóm rau hữu cơ. Đến năm 2016, xã thành lập được 5 nhóm sản xuất tại xóm Đồng Sương và xóm Sòng với 33 thành viên, 2, 85 ha đất sản xuất. Từ năm 2012 đến nay, các nhóm rau hữu cơ phát triển ổn định, cho thu nhập cao.

Nhằm tận dụng đất phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã vận động các hộ dân ở Đồng Sương tham gia các bước xây dựng mô hình đồng thuận trong quản lý đất đai, đặc biệt trong công tác dồn điền, đổi thửa. Lấy hợp tác xã nông sản hữu cơ Đồng Sương làm nòng cốt, đến nay, Đồng Sương đã hình thành những thửa ruộng lớn, sản xuất tập trung theo mùa vụ. Từ đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Đồng Sương ngày càng được đẩy mạnh. Các mô hình phát triển kinh tế đa dạng hơn, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và phát triển dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Để có vốn cho sản xuất, hội viên nông dân đã tham gia vào tổ vay vốn. Từ đó, các thành viên được ủy thác vay vốn từ Ngân hàng NN &PTNT chi nhánh Quán Trắng. Đến nay, dự nợ của nông dân xóm Đồng Sương đạt 1, 5 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Nhi, chi hội trưởng chi hội Nông dân Đồng Sương cho biết: Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững được phát triển mạnh. Hàng năm có 85% hộ hội viên đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Qua bình xét, có 55% hộ đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trên địa bàn ngày càng nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 100 triệu - 1 tỷ đồng /năm.

                                                                               Lam Nguyệt


Các tin khác


Xã Bắc Sơn phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) -Bắc Sơn là xã thuần nông, cách trung tâm huyện Kim Bôi 15 km. Xã có 768 hộ với 2.681 nhân khẩu. Nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân là mục tiêu xã Bắc Sơn đang tập trung chỉ đạo. Do đó, nhiều diện tích cấy lúa, trồng màu cho năng suất thấp được chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như nhãn, bưởi Diễn, cam...

Quản lý khai thác thiết bị an toàn, hiệu quả

(HBĐT) - Phân xưởng vận hành - Công ty thủy điện Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là khai thác vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện, chống lũ, chống hạn, tưới tiêu, giao thông đường thuỷ có hiệu quả, đảm bảo phương thức vận hành nhà máy an toàn, kinh tế.

Các cụm công nghiệp thu hút 12 dự án thứ cấp

(HBĐT) - Sở Công Thương cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 369 ha. Nhìn chung, các CCN chưa được chú trọng đầu tư hạ tầng nên việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn. Hiện, mới có 5 CCN đi vào hoạt động, thu hút 12 dự án thứ cấp với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.268 tỷ đồng.

Huyện Lạc Thủy phát triển vùng sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện có từ 150 - 200 ha chuyên sản xuất rau an toàn, trên 50% sản phẩm được tiêu thụ ngoại tỉnh. Để thực hiện mục tiêu, việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới, sản xuất theo quy trình VietGAP đang được huyện triển khai trên địa bàn các xã, đặc biệt là những xã có diện tích trồng màu lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục