(HBĐT) - Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là Chương trình lớn được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH & CN tỉnh về nội dung này.



Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng KHCN tỉnh thăm mô hình được chứng nhận tập thể nhãn Sơn Thủy(Kim Bôi)


PV: Xin đồng chí cho biết những quan tâm của tỉnh đối với chương trình phát triển tài sản trí tuệ?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Hỗ trợ xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ là cách nói khác của phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân và địa phương nhằm định vị sản phẩm, tạo danh tiếng cho hàng hóa để hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Quan tâm đến vấn đề này, tỉnh đã có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1132/QĐ – UBND ngày 9/5/2018 phê duyệt chương trình phát triển tài sản trí tuệ.

Chương trình được thực hiện áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) trên địa bàn tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn. Các nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn 2018 – 2020 được ưu tiên hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm/dịch vụ đặc sản, truyền thống, nổi bật của tỉnh. Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ các loại nhãn hiệu gồm nhãn hiệu/ nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể/chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu để hình thành một số thương hiệu mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

PV: Xin đồng chí cho biết mục tiêu tỉnh tập trung hướng tới và vai trò của các cấp, ngành trong phát triển thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh giai đoạn 2018 – 2020 có 35 sản phẩm hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; 30 sản phẩm hỗ trợ cấp nhãn hiệu. Mục tiêu cụ thể của chương trình đảm bảo ít nhất 80% các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên các tài sản trí tuệ là sáng chế, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của tỉnh.

Toàn tỉnh phấn đấu đến hết năm 2020 có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho ít nhất 2 sáng chế/giải pháp hữu ích, trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm. Các hạng mục hỗ trợ gồm hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho 100% các chủ thể có sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ các chủ sở hữu quyền trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và mở rộng, phát triển thị trường.

Để phát triển thương hiệu, phát triển sở hữu trí tuệ đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ đề ra và bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các sở, ngành, các địa phương. Trong đó, Sở Khoa học & Công nghệ là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và ngành liên quan đề xuất danh mục tài sản trí tuệ trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình; Sở Công Thương đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm công nghiệp, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn; Sở NN & PTNT đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và lồng ghép các chương trình khác cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế. Dành kinh phí thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM và các Chương trình nông nghiệp khác để xây dựng, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề; Sở Thông tin truyền thông, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, quảng bá, phát triển thương hiệu, tham gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể theo nội dung của Chương trình; UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến Chương trình, các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân, chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình…

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

B.M (thực hiện)

Các tin khác


Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

(HBĐT) - Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len do Trung tâm RIC thực hiện đã phát huy hiệu quả cao. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình, đóng góp công sức, tham gia giám sát. Do vậy, các công trình được hỗ trợ quy mô nhỏ thiết thực đã gắn kết và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của chính người dân địa phương.

Bài 2 - Những hạn chế kéo dài nhiều năm

(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng PCI thì đến năm 2016 tụt 6 bậc, đứng thứ 52, ở mức trung bình, năm 2017 tỉnh vẫn giữ nguyên về thứ hạng, song tụt xuống ở nhóm tương đối thấp.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng ổn định, GDP 2018 đạt khoảng 6,8%

"Quý I năm 2018, GDP thực của Việt Nam tăng gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài của kinh tế thế giới thuận lợi, GDP năm 2018 dự đoán đạt 6.8%...”, là những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam được đưa ra tại buổi họp báo Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm 2018, do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam – WB Vietnam) tổ chức ngày 14-6 tại Hà Nội.

Toàn tỉnh có 162 HTX nông nghiệp

(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 162 HTX nông nghiệp, tăng 13 HTX so với thời điểm đầu năm 2018. Tuy nhiên, trong tổng số 124 HTX đủ tiêu chuẩn xếp loại, mới có 15 HTX xếp loại tốt (chiếm 12%), 50 HTX xếp loại khá (41%), còn lại là HTX xếp loại trung bình (42%) và yếu kém (5%).

Bài 1 - Môi trường kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, thuộc nhóm tương đối thấp, giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016 và tụt 6 bậc so với năm 2015. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng, tổ chức liên quan tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh, bền vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy những vấn đề quan tâm cần phải giải quyết để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Thành phố Hòa Bình có trên 500 doanh nghiệp, thu hút hơn 12 nghìn lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình được thành lập và phát triển, chủ yếu là loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần, thực hiện đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục