(HBĐT) - Hiện nay, cơ quan tham mưu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số PCI năm 2018 và những năm tiếp theo, thực hiện mục tiêu: Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong thực

Tỉnh ta đang hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. ảnh: Công ty Transon (KCN Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 1.000 lao động.  Ảnh: P.V


 UBND đặt ra các chỉ tiêu cụ thể gồm: Nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp, bảo đảm năm 2018 tổng điểm PCI và thứ hạng tăng lên so với năm 2017. Phấn đấu thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính được giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và Trung tâm Hành chính công các huyện, thành phố được rút ngắn ít nhất 30% so với quy định hiện hành. Trong đó, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 3 ngày làm việc. Rút ngắn thời gian quyết định chủ trương đầu tư dự án ngoài ngân sách Nhà nước còn 2/3 thời gian so với quy định của pháp luật. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong ngày, trường hợp phức tạp không quá 2 ngày; triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng và trả kết quả qua đơn vị dịch vụ đạt tiêu chuẩn dịch vụ công cấp độ 3 và 4. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng quyền sử dụng đất còn 2/3 thời gian so với quy định của pháp luật.

Giao đất sạch cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp. Hỗ trợ nhà đầu tư giải phóng mặt bằng dự án ngoài khu công nghiệp. Thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần trong một năm. Kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra. Rút ngắn thời gian thủ tục nộp thuế không quá 119 giờ/năm; 100% doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử; 97% doanh nghiệp thực hiện hoàn thuế điện tử đạt cấp độ 4; thực hiện không quá 32 giờ/cuộc thanh tra; 24 giờ/cuộc kiểm tra. Rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng hoá đơn tự in, hoá đơn đặt in gửi cơ quan thuế trực tiếp từ 5 ngày xuống 1 ngày làm việc. Đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra theo quy định và giải quyết đúng hạn…

Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, tổ chức thực hiện những giải pháp cụ thể thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó chỉ đạo: Khẩn trương rà soát, đánh giá lại quá trình giải quyết thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp xem chậm trễ ở bước nào, cơ quan nào, từ đó có biện pháp khắc phục. Đánh giá chi tiết các thủ tục hành chính doanh nghiệp phải hoàn thành sau khi đã được cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp như: cấp mã số thuế, đăng ký dấu, các loại giấy tờ đủ điều kiện hoạt động (an toàn vệ sinh lao động, đăng ký chất lượng sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, cấp vật liệu nổ...) để khắc phục ngay những bất cập, nhũng nhiễu. Cơ quan quản lý đất đai nghiên cứu và sớm đề xuất giải quyết trường hợp dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các vị trí có đủ điều kiện cấp để công tác quản lý đất đai tốt hơn, đồng thời giải quyết việc chồng chéo các quy hoạch khác liên quan đến đất đai. Nghiên cứu đưa chỉ tiêu tạo quỹ đất sạch vào nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm của các huyện, thành phố. Công khai thông tin theo quy định để doanh nghiệp được tiếp cận, đặt biệt là thông tin về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, các dự án đấu thầu bắt buộc phải công khai; những chủ trương mới của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Minh bạch trong kê khai thuế, có cơ chế giám sát cán bộ thuế khi thực thi nhiệm vụ, xử lý nghiêm khắc cán bộ "bắt tay” với doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc cùng cơ quan Nhà nước đề xuất những cơ chế, chính sách để giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Các ngành, địa phương phải chấn chỉnh kịp thời thái độ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Rà soát điều chỉnh lại quy chế phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, hạn chế doanh nghiệp phải thực hiện tuần tự thủ tục hành chính. Các cơ quan Nhà nước xem xét kế thừa các văn bản tham gia ý kiến của cơ quan chủ trì trước đó, nếu nội dung văn bản phù hợp thì xem xét giải quyết sớm để hạn chế tình trạng mỗi lần giải quyết thủ tục hành chính lại lấy ý kiến cơ quan khác. Tiến tới tất cả các thủ tục hành chính của doanh nghiệp phải được thực hiện liên thông.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo rà soát đánh giá thực chất việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức; thực hiện luân chuyển công tác ở những vị trí dễ xảy ra nhũng nhiễu doanh nghiệp, dễ phát sinh tiêu cực. Kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp. Xây dựng tiêu chí trình độ, năng lực, thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức tại Trung tâm Hành chính công, tiến tới các sở, ngành giải quyết thủ tục hành chính ngay tại Trung tâm Hành chính công. Xây dựng cơ chế để doanh nghiệp dễ dàng tố cáo cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp, khi cơ quan Nhà nước nhận được thông tin phải tiến hành xác minh ngay và nếu đúng phải xử lý công khai để doanh nghiệp thấy được sự nghiêm khắc của chính quyền. Tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho lãnh đạo các doanh nghiệp. Giám sát việc thực thi các phán quyết của tòa án. Nâng cao trách nhiệm của lực lượng Công an để giảm số lượng các vụ trộm cắp tài sản doanh nghiệp, triệt phá các băng nhóm xã hội đen, bảo kê hoạt động của doanh nghiệp để tạo môi trường sản xuất - kinh doanh lành mạnh, ổn định.

L.C

Các tin khác


Rào cản trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 60 km, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc có địa hình nhiều đồi dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi các con suối nhỏ. Xã có 10 xóm, 5 xóm nằm gần khu vực trung tâm xã, 5 xóm cách xa trung tâm xã từ 3 - 7 km. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Được sự đồng thuận của nhân dân, nhiều hộ tích cực hiến đất, hiến tài sản trên đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho xóm. Đến nay, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu chí.

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

(HBĐT) - Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len do Trung tâm RIC thực hiện đã phát huy hiệu quả cao. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình, đóng góp công sức, tham gia giám sát. Do vậy, các công trình được hỗ trợ quy mô nhỏ thiết thực đã gắn kết và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của chính người dân địa phương.

Bài 2 - Những hạn chế kéo dài nhiều năm

(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng PCI thì đến năm 2016 tụt 6 bậc, đứng thứ 52, ở mức trung bình, năm 2017 tỉnh vẫn giữ nguyên về thứ hạng, song tụt xuống ở nhóm tương đối thấp.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng ổn định, GDP 2018 đạt khoảng 6,8%

"Quý I năm 2018, GDP thực của Việt Nam tăng gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài của kinh tế thế giới thuận lợi, GDP năm 2018 dự đoán đạt 6.8%...”, là những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam được đưa ra tại buổi họp báo Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm 2018, do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam – WB Vietnam) tổ chức ngày 14-6 tại Hà Nội.

Toàn tỉnh có 162 HTX nông nghiệp

(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 162 HTX nông nghiệp, tăng 13 HTX so với thời điểm đầu năm 2018. Tuy nhiên, trong tổng số 124 HTX đủ tiêu chuẩn xếp loại, mới có 15 HTX xếp loại tốt (chiếm 12%), 50 HTX xếp loại khá (41%), còn lại là HTX xếp loại trung bình (42%) và yếu kém (5%).

Bài 1 - Môi trường kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, thuộc nhóm tương đối thấp, giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016 và tụt 6 bậc so với năm 2015. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng, tổ chức liên quan tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh lành mạnh, bền vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy những vấn đề quan tâm cần phải giải quyết để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục