(HBĐT) - Sau 3 năm đẩy mạnh thực hiện việc phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp theo Chỉ thị 40/CT-TU ngày 13/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bước đầu đạt kết quả tích cực.


Nhân dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) chăm sóc su su, sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2016.

 

Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tập trung chỉ đạo; hoạt động chuyển giao, ứng dụng KH-KT và cơ giới hoá nông nghiệp được thực hiện mạnh mẽ; giá trị sản xuất nông nghiệp hình quân trên một đơn vị diện tích tăng cao, xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện kế hoạch cải tạo vườn tạp, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch cải tạo vườn tạp. Đến nay, các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi đã phê duyệt đề án, các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Thủy, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình đã lồng ghép nội dung cải tạo vườn tạp vào đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua công tác rà soát, xây dựng kế hoạch, các huyện, thành phố đã đề nghị cải tạo 1.917,447 ha vườn tạp với tổng kinh phí 19.174,474 triệu đồng. Do nguồn ngân sách tỉnh hạn hẹp, chưa bố trí nguồn kinh phí nên các huyện, thành phố đã chủ động thực hiện cải tạo vườn tạp bằng các nguồn vốn lồng ghép. Cùng với đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển sản xuất, các địa phương đề ra kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn. Bước đầu đã hình thành cánh đồng lớn như: Vùng sản xuất cam Cao Phong được chứng nhận VietGAP sản xuất tập trung với quy mô diện tích được chứng nhận năm 2016 là 149,89 ha, vùng sản xuất chè đen phục vụ xuất khẩu của công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thủy), vùng sản xuất cây có múi thuộc HTX nông nghiệp thương mại Mường Động (Kim Bôi) diện tích 125 ha, vùng sản xuất nhãn an toàn thuộc HTX nông nghiệp Sơn Thủy (Kim Bôi) diện tích 34 ha. Trong năm 2017, ngành Nông nghiệp đã rà soát các khu sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao (CNC), công nghệ sinh học (CNSH) tại các huyện, thành phố xác định 14 khu vực tại 7 huyện với tổng diện tích 289,5 ha. Quy mô các khu sản xuất đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn của UBND tỉnh. Đây là bước tiền đề cần thiết để thu hút vốn đầu tư phát triển thành các khu sản xuất ứng dụng CNC, CNSH.

Phục vụ cho mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn, hoạt động chuyển giao KH-KT, hỗ trợ, giới thiệu cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt được quan tâm với sự liên kết của 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong 3 năm qua đã có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn nhiều loại giống cây trồng để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Qua đó lựa chọn được các giống lua, ngô chịu hạn, chịu lạnh; trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu, cam Cara ruột đỏ, ổi ODL1..., chọn lựa giống cam CS1, cam canh, cam xã đoài, cam V2 cho thu hoạch rải vụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hiện đã xác định được các cây đầu dòng của mỗi loại như bưởi đổ, bưởi da xanh, cam, quýt... nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng giống cây trồng. Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao đã tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, thực hiện phương pháp nuôi cấy mô cải tạo lại giống mía tím Hòa Bình đang bị thoái hóa, bảo tồn các nguồn gen cây trồng địa phương như quýt Nam Sơn, lúa nếp cẩm, tỏi tía Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, ngô nếp Thung Khe... Khâu xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm trồng trọt được đẩy mạnh bằng các hoạt động tìm hiểu thị trường, thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể; có chính sách hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực; ký kết chương trình hợp tác, xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (cây có múi, rau) với Hà Nội. Đồng thời, các HTX tăng cường hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua đó giúp cho tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng khá mạnh, đạt trên 30%, nhất là với sản phẩm cây có múi. Nỗi bật là hoạt động sản xuất, tiêu thụ cây có múi an toàn của HTX Mường Động (Kim Bôi); mô hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi VietGAP Đác Tra (Cao Phong); hoạt động sản xuất, tiêu thụ liên nhóm rau hữu cơ Lương Sơn; mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn xã Lạc Long, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy)... Hiện trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trồng trọt an toàn tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình, trong đó có 1 cửa hàng được Bộ NN&PTNT xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi của HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn.

Hà Thu

Các tin khác


Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

(HBĐT) - Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là Chương trình lớn được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KH & CN tỉnh về nội dung này.

Để thương hiệu nông sản Hòa Bình phát triển bền vững

(HBĐT) - Thương hiệu – chìa khóa mở ra thị trường rộng lớn, tiềm năng. Phát triển thương hiệu cũng có nghĩa là bảo đảm vị thế của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong xu thế hàng hóa cạnh tranh. Nhiều địa phương trong tỉnh đã sớm nắm bắt cơ hội này để đưa nông sản của mình vươn đến tầm cao mới.

Phê duyệt dự toán chi tiết trên 4 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2018

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1091/QĐ -UBND về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2018.

Tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.830 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 5, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, may mặc.

Rào cản trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 60 km, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc có địa hình nhiều đồi dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi các con suối nhỏ. Xã có 10 xóm, 5 xóm nằm gần khu vực trung tâm xã, 5 xóm cách xa trung tâm xã từ 3 - 7 km. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Được sự đồng thuận của nhân dân, nhiều hộ tích cực hiến đất, hiến tài sản trên đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho xóm. Đến nay, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu chí.

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

(HBĐT) - Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len do Trung tâm RIC thực hiện đã phát huy hiệu quả cao. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình, đóng góp công sức, tham gia giám sát. Do vậy, các công trình được hỗ trợ quy mô nhỏ thiết thực đã gắn kết và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của chính người dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục