(HBĐT) - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Kim Bôi dần khởi sắc. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều bứt phá với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM.


Trạm y tế xã Hạ Bì (Kim Bôi) có diện tích trên 3.000 m2 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đạt chuẩn tiêu chí số 15 về y tế.

 

Bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Kim Bôi có xuất phát điểm rất thấp. Toàn huyện có 27 xã, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao... Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện luôn trăn trở tìm lời giải cho câu hỏi: Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình NTM trên địa bàn?. Sau nhiều cuộc họp bàn, huyện đã xác định được hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đó là lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm "điểm tựa” để thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí khác.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Kim Bôi đã quy hoạch phát triển sản xuất theo từng vùng. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực theo hướng tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm an toàn. Triển khai thực hiện các mô hình và dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị như: Dự án liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị tại các xã: Hạ Bì, Nam Thượng với tổng diện tích 9,1 ha; Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Kim Bình với tổng diện tích 125 ha; Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ ngô ngọt theo chuỗi giá trị tại xã Mỵ Hòa và vùng lân cận với diện tích 150 ha. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các đề án cải tạo vườn tạp, trồng cỏ vỗ béo đàn bò... Bên cạnh đó, kinh tế tập thể được quan tâm triển khai có hiệu quả, hiện toàn huyện có 21 HTX, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương...

Cái được lớn nhất trong xây dựng NTM ở Kim Bôi thời gian qua là đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Thông qua việc công khai, minh bạch tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM, người dân phát huy được quyền làm chủ nên tích cực tham gia, đóng góp công sức làm đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao... làm thay đổi diện mạo nông thôn. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương đã vận động người dân đóng góp hàng ngàn ngày công lao động, hiến đất làm các công trình hạ tầng nông thôn.

Điển hình như xã Hạ Bì là xã phấn đấu về đích NTM năm 2018. Nhận thức được vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, nhân dân trong xã đã hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu trị giá trên 2 tỷ đồng xây dựng các hệ thống kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, những năm qua, xã Hạ Bì đã cứng hoá được 6.282 m kênh mương nội đồng và cứng hoá 9.050 m đường GTNT xóm. Cụ thể đã có 5 hộ hiến 300 m2 đất thổ cư để mở rộng đường giao thông; trên 150 hộ hiến 7.400 m2 đất ruộng để làm đường giao thông nội đồng; 5 hộ hiến 3.561 m2 đất 2 vụ lúa khu Nà Vót để xây nhà văn hoá, sân vận động xã; 30 hộ dân xóm Sào hiến đất ruộng để làm con đường từ ngoài đường vào trạm y tế xã dài gần 200 m...

Tuy còn nhiều khó khăn, song những kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM ở huyện Kim Bôi những năm qua thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của người dân. Đến hết năm 2017, bình quân tiêu chí NTM của cả huyện đạt 12,5 tiêu chí/xã, có 5 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí, 19 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 2 xã đạt 8-9 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 18 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%; tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 83%; trên 71% hộ đạt gia đình văn hoá...

Theo đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung thực hiện tiêu chí thu nhập và phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ để nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao, thông qua việc liên kết với doanh nghiệp tạo đầu ra cho sản phẩm, gắn du lịch với phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị hàng hóa...

 

Đinh Thắng

 

Các tin khác


Phê duyệt dự toán chi tiết trên 4 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2018

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1091/QĐ -UBND về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2018.

Tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.830 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 5, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, may mặc.

Rào cản trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 60 km, xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc có địa hình nhiều đồi dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi các con suối nhỏ. Xã có 10 xóm, 5 xóm nằm gần khu vực trung tâm xã, 5 xóm cách xa trung tâm xã từ 3 - 7 km. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Được sự đồng thuận của nhân dân, nhiều hộ tích cực hiến đất, hiến tài sản trên đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho xóm. Đến nay, xã đã hoàn thành 7/19 tiêu chí.

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

(HBĐT) - Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len do Trung tâm RIC thực hiện đã phát huy hiệu quả cao. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình, đóng góp công sức, tham gia giám sát. Do vậy, các công trình được hỗ trợ quy mô nhỏ thiết thực đã gắn kết và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của chính người dân địa phương.

Bài 2 - Những hạn chế kéo dài nhiều năm

(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng PCI thì đến năm 2016 tụt 6 bậc, đứng thứ 52, ở mức trung bình, năm 2017 tỉnh vẫn giữ nguyên về thứ hạng, song tụt xuống ở nhóm tương đối thấp.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng ổn định, GDP 2018 đạt khoảng 6,8%

"Quý I năm 2018, GDP thực của Việt Nam tăng gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài của kinh tế thế giới thuận lợi, GDP năm 2018 dự đoán đạt 6.8%...”, là những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam được đưa ra tại buổi họp báo Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm 2018, do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam – WB Vietnam) tổ chức ngày 14-6 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục