(HBĐT) - Công ty Điện lực Hòa Bình đang tập trung triển khai các phương án cụ thể, chi tiết ứng phó với thiên tai, mưa lũ theo chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc theo phương châm "4 tại chỗ”, trong đó mục tiêu được ưu tiên số một là huy động nhân lực, máy móc, trang thiết bị khắc phục nhanh nhất các sự cố gián đoạn mất điện, cấp điện an toàn cho người dân - Phó Giám đốc Công ty Lương Văn Phương cho biết.


Cán bộ Điện lực TP Hòa Bình kiểm tra phương án vật tư dự phòng bảo đảm cấp điện trong mùa mưa lũ năm 2018. 

Nguồn điện cung cấp trên địa bàn có 8 trạm 110 KV, trong đó 1 trạm biến áp chuyên dụng nhà máy xi măng, 7 trạm biến áp cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt. Công ty Điện lực Hòa Bình nhận điện từ hệ thống điện quốc gia qua các trạm 110 KV với công suất 306 MW. Ngoài ra, lưới điện còn được cung cấp từ mạnh vòng 35 KV từ trạm 110 KV X 18 Nho Quan - Ninh Bình và các thủy điện nhỏ với tổng công suất 26, 05 MW. Với lưới điện hiện cự, Công ty Điện lực Hòa Bình đã xây dựng phương thức cấp điện linh hoạt để phục vụ phát triển KT -XH, QP-AN. Lưới điện đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Đến nay, mật độ phủ lưới điện đạt 100% thôn, bản với 99,95% hộ có điện. Việc cấp điện linh hoạt các mạch vòng qua trạm 110 KV các huyện nên khi sửa chữa không gây mất điện trên diện rộng. Để chuẩn bị cho mùa nắng nóng năm nay, Công ty Điện lực Hòa Bình đã luân chuyển 21 MBA quá tải, cấp 39 trạm biến áp, đóng điện 84 trạm biến áp, cải tạo, sửa chữa đường dây 0,4 KV.

Ngành điện là ngành kinh tế đặc thù, thường bị ảnh hưởng lớn khi thiên tai xảy ra. Công tác phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty Điện lực Hòa Bình. Hằng năm, ngành điện đều xây dựng phương án PCTT, triển khai từ đầu tháng 3 đến tháng 11. Công ty sớm xây dựng phương án ứng phó với thiên tai và đã được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc phê duyệt. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viện, đơn vị trực thuộc triển khai với tinh thần chủ động, tích cực nhất, đã khắc phục nhanh sự cố, bảo đảm an toàn cấp điện trở lại cho nhân dân sớm nhất.

Công ty đã lập kế hoạch, phương án PCTT &TKCN, phân công cụ thể cho các thành viên. Vật tư, trang thiết bị dự phòng đã có phương án dự phòng ở tất cả các khu vực dễ cơ động có thay thế các thiết bị. Đối với các vật tư lớn đã ký hợp đồng với đơn vị để có thể cung cấp kịp thời. Phương thức cấp điện được tính toán chi tiết, gồm phương thức cơ bản và phương thức cấp điện mạch vòng để bảo đảm không mất điện trên diện rộng.

Tháng 3 vừa rồi, Công ty Điện lực Hòa Bình đã tổ chức diễn tập PCTT theo hình thức 3 trong 1 gồm: PCTT&TKCN, sự cố lưới điện và diễn tập an toàn. Tất cả các đơn vị đều xây dựng và triển khai phương án chi tiết diễn tập. Qua đó cho thấy cán bộ, công nhân Điện lực đã nắm bắt được quy trình xử lý các sự cố, vận hành lưới điện an toàn, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại để chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng ngừa, ứng phó với thiên tai tại đơn vị mình.

Cũng trong tháng 3/2018, Công ty đã phát động toàn thể công nhân thực hiện an toàn trong lao động sản xuất với 100% cán bộ và người lao động được tuyên truyền các nội dung của chương trình và ký cam kết xây dựng văn hóa an toàn lao động năm 2018 nhằm tạo thói quen làm việc an toàn, thói quen cư xử có văn hoá, chấp hành một cách tự giác việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động của từng thành viên trong đơn vị, chấp hành các quy trình, quy định, quy trình vận hành thiết bị, lưới điện, tạo hình ảnh người công nhân ngành điện thân thiện trong cộng đồng, xã hội; giảm thiểu các vụ vi phạm về an toàn điện trong nhân dân.

Các đơn vị đã thành lập đơn vị xung kích để tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai. Các kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai sát thực tế. Công ty Điện lực Hòa Bình đã chủ động rà soát, gia cố các công trình hạ tầng sau mỗi đợt thiên tai, giúp giảm thiểu thiệt hại. Chính từ sự chuẩn bị chu đáo, các kịch bản, phương án sát với thực tế, Công ty đã chỉ đạo khắc phục nhanh nhất hậu quả mưa lũ gây ra cho ngành điện trong đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, nhất là kết cấu hạ tầng, công trình điện. Tuy nhiên, sự cố đường dây tại huyện vùng cao Đà Bắc vẫn đang phải khắc phục. Công ty Điện lực Hòa Bình đã chỉ đạo huy động tổng lực khắc phục các đường dây trung thế, huy động các cột sát, đưa dây cấp điện tạm thời. Đối với đường dây hạ thế có thể kéo điện. Chỉ trong 3 ngày trong điều kiện giao thông chia cắt, khó khăn đã cấp lại điện những khu vực sự cố đơn giản, sau 5 ngày kéo điện tạm thời, đưa máy phát bảo đảm cấp điện cho người dân khu vực di dời sạt lở…

Cùng với đó, Công ty Điện lực Hòa Bình chú trọng triển khai phương án cho điểm tái định cư di dân vùng thiên tai… Đơn vị đã phối hợp với các tỉnh trong khu vực xây dựng phương án PCTT, phương án cấp điện liên thông chi tiết để có thể cấp điện cho khách hàng và nhân dân sớm nhất khi sự cố xảy ra.

                                                                                                Lê Chung


Các tin khác


Yên Thủy: 12 tấn mạ, 85 ha lúa bị chết do nắng nóng

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài vừa qua, toàn huyện Yên Thủy đã có khoảng 12 tấn mạ và 85 ha lúa đã cấy bị chết do nắng nóng, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Lạc, Phú Lai, Yên Tri, Ngọc Lương và xã Đoàn Kết.

6 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 308 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 308, 175 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, bằng 50,52% kế hoạch năm.

Từ ngày 9/7 kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả Cao Phong niên vụ 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 9/7/2018, UBND huyện Cao Phong ban hành Văn bản số 529/UBND-NN& PTNT về việc thông báo kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả huyện Cao Phong.

Phát triển thương hiệu đặc sản địa phương

Sau 18 năm, kể từ ngày chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đầu tiên được bảo hộ ở Việt Nam, số lượng CDĐL ngày càng tăng. Bước đầu, CDĐL đã giúp các địa phương, doanh nghiệp định hình một giải pháp phù hợp là sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều CDĐL chưa thật sự phát huy hết giá trị, chưa trở thành dấu hiệu nhận diện trên thị trường do bất cập của chính sách và ý thức bảo vệ, khai thác CDĐL của chủ thể chưa cao.

Doanh nghiệp hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Giá trị sản xuất rau hữu cơ đạt 1,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai các đề án ngành nông nghiệp, các dự án liên kết mở rộng sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị, phát triển các hợp tác xã và nhóm sản xuất rau hữu cơ, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục