(HBĐT) - Sau 8 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã đạt được 13/19 tiêu chí. Xã đang phấn đấu trở thành xã vùng cao đầu tiên của huyện hoàn thành các tiêu chí về NTM.


Nông dân xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột cho thu nhập cao.

Cách trung tâm huyện 57 km, xã Mường Chiềng có diện tích tự nhiên trên 2.000 ha, có 9 xóm với trên 2.700 nhân khẩu. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi dốc bị chia cắt nhiều nên rất khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Mường Chiềng có điều kiện thuận lợi là xã trung tâm các xã vùng cao của huyện, có tỉnh lộ 433 đi qua nên lợi thế trong việc lưu thông và giao thương hàng hóa.

Trong những năm qua, xác định rõ xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết, UBND xã ban hành các quyết định xây dựng đề án thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM. Đảng viên và nhân dân đồng lòng, tích cực hiến đất, góp công, góp ruộng xây dựng các công trình phúc lợi.

ông Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Thời gian qua, công tác khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo, tập huấn, lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM triển khai chậm so với tiến độ. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM thiếu chủ động. Nhận thức của một bộ phận người dân cho rằng xây dựng NTM do Nhà nước đầu tư nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Có cán bộ lãnh đạo, quản lý hiểu chưa sâu, chưa rõ về xây dựng NTM. Xã còn 6 tiêu chí chưa đạt là những tiêu chí khó và quan trọng như về thu nhập và hộ nghèo. Là xã thuần nông với 80% hộ sản xuất nông nghiệp, xa trung tâm huyện nhưng chủ yếu dựa vào cây lúa. Trong những năm qua, một số hộ đã chuyển đổi sang trồng dưa chuột, dưa hấu và cây màu khác nhưng sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, tiêu thụ trong địa bàn xã chưa trở thành hàng hóa. Do vậy, đến nay, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cả xã còn 41,09%. Xã Mường Chiềng đã xây dựng mô hình sản xuất lúa Ds và J02 theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Đây được coi là mô hình chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã nhưng chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hợp tác xã.

Cũng theo ông Xa Văn Hùng, để hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, ngoài nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền xã Mường Chiềng tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT-XH bằng nguồn lực nội tại. Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, tăng sản lượng lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực thâm canh tăng vụ, đưa các loại cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất, chăn nuôi, thu hút các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phối hợp mở các lớp dạy nghề cho bà con tiếp cận khoa học - kỹ thuật…

Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống

(HBĐT) -Xác định tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, huyện Lạc Sơn đang từng bước khôi phục và thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 13/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

(HBĐT) - Tỉnh ta đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển KT -XH. Trong đó, nguồn vốn bố trí cho các dự án giao thông cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hầu hết các dự án phải hoàn thành vào năm 2020, tuy vậy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm so với yêu cầu đặt ra.

Giao ban chuyên đề tạo nguồn thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh

(HBĐT)- Ngày 12/7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban chuyên đề về tạo nguồn thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và 11 điểm cầu tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

Vượt qua áp lực thời tiết, đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - "Nắng nóng kéo dài mấy ngày qua đến cả con người còn khô héo nữa là vật nuôi thả ở ngoài đồng hay đám mạ vừa mới gieo trên mặt ruộng” - vừa tiếp chuyện, anh Đinh Văn Quý (phường Tân Hòa, TP Hòa Bình) vừa đưa tay lau mồ hôi đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt đỏ gay vì nắng nóng.

Hiệu quả mô hình trồng chanh leo tại xã Tân Vinh

(HBĐT) - Từ 5 ha trồng thử nghiệm do Công ty CP chanh leo Nafoods (Nghệ An) hỗ trợ đầu tư vốn, kỹ thuật, đến nay, người dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã mở rộng lên 12,5 ha, tập trung chủ yếu ở xóm Cời, Rụt. Mô hình mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nơi đây.

Kỳ Sơn: “Nóng” dần các dự án BĐS và BĐS nghỉ dưỡng

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn là cửa ngõ của thành phố Hoà Bình có vị trí địa lý nằm trong vùng động lực kinh tế, giao thông thủy bộ thuận lợi giúp cho lĩnh vực BĐS, nhất là BĐS nghỉ dưỡng có điều kiện bứt phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục