(HBĐT) - Từ 5 ha trồng thử nghiệm do Công ty CP chanh leo Nafoods (Nghệ An) hỗ trợ đầu tư vốn, kỹ thuật, đến nay, người dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã mở rộng lên 12,5 ha, tập trung chủ yếu ở xóm Cời, Rụt. Mô hình mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nơi đây.


Người dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) thu hoạch, phân loại chanh leo, sản phẩm được siêu thị VnMart Hà Nội bao tiêu sản phẩm. 

Bà Bạch Thị Phúc, cán bộ kỹ thuật tại đồi chanh leo an toàn xã Tân Vinh chia sẻ: Cây chanh leo thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, ít sâu bệnh. Thời gian trồng cho đến lúc thu hoạch từ 5 - 6 tháng. ưu điểm lớn nhất của cây chanh leo là quá trình sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 6 tháng đã ra hoa, kết trái, đạt sản lượng cao ngay trong vụ đầu tiên, rất dễ trồng và chăm bón. Trong khi so với các cây trồng như cam, bưởi ít nhất phải mất 3-4 năm mới cho thu hoạch. Nên người trồng chanh leo có thể thu hồi vốn nhanh.

Đến thời điểm này, diện tích chanh leo rộng trên 3 ha của anh Trần Văn Hiếu, xóm Rụt mỗi ngày cho thu hoạch 1 tạ quả. Trung bình mỗi cây chanh leo thu được 60 - 70 quả /cây, chăm sóc tốt có thể hơn 100 quả /cây. Với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng /kg mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Với việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, không sử dụng thuốc hóa học, áp dụng các biện pháp thủ công trong trồng trọt như: Sử dụng máy phát cỏ, cắt bỏ cành, lá già sâu bệnh để cây phát triển và đặc biệt sản phẩm không có chất bảo quản. Nhờ đó mà sản phẩm chanh leo của xã Tân Vinh nói riêng và huyện Lương Sơn nói chung đang có chỗ đứng trên thị trường và được siêu thị VinMart tại Hà Nội hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thời gian tới, xã Tân Vinh sẽ thành lập nhóm sản xuất, tổ sản xuất nhằm liên kết theo chuỗi để cung cấp nhiều sản phẩm chanh leo đảm bảo chất lượng trước khi bán ra thị trường.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Anh Vượng cho biết: So với cây trồng khác, cây chanh leo đem lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị canh tác. Trung bình 1 ha chanh leo cho sản lượng 35 - 40 tấn quả, lợi nhuận đạt 200 triệu đồng /ha. Tới đây, xã sẽ tuyên truyền, khuyến khích người dân trồng chanh leo trên nhiều loại đất khác nhau; thường xuyên tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc một số giống mới có năng suất cao để phổ biến, giới thiệu, cung cấp, khuyến khích bà con mở rộng diện tích, góp phần nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình.

                                                Đình Thủy (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

 


Các tin khác


10/14 chỉ tiêu tái cơ cấu vượt so với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 10/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm (2013 – 2017) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện đề án cấp tỉnh chủ trì hội nghị.

Người dân Ninh Thuận trúng mùa rong biển

Từ tháng ba đến nay, người dân ở vùng biển thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vớt được rất nhiều rong biển trong môi trường tự nhiên, thu nhập bình quân từ 250 - 300 nghìn đồng/người/ngày.

Yên Thủy: 12 tấn mạ, 85 ha lúa bị chết do nắng nóng

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài vừa qua, toàn huyện Yên Thủy đã có khoảng 12 tấn mạ và 85 ha lúa đã cấy bị chết do nắng nóng, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Lạc, Phú Lai, Yên Tri, Ngọc Lương và xã Đoàn Kết.

6 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 308 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 308, 175 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, bằng 50,52% kế hoạch năm.

Từ ngày 9/7 kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả Cao Phong niên vụ 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 9/7/2018, UBND huyện Cao Phong ban hành Văn bản số 529/UBND-NN& PTNT về việc thông báo kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả huyện Cao Phong.

Phát triển thương hiệu đặc sản địa phương

Sau 18 năm, kể từ ngày chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đầu tiên được bảo hộ ở Việt Nam, số lượng CDĐL ngày càng tăng. Bước đầu, CDĐL đã giúp các địa phương, doanh nghiệp định hình một giải pháp phù hợp là sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều CDĐL chưa thật sự phát huy hết giá trị, chưa trở thành dấu hiệu nhận diện trên thị trường do bất cập của chính sách và ý thức bảo vệ, khai thác CDĐL của chủ thể chưa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục