(HBĐT)- Ngày 12/7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban chuyên đề về tạo nguồn thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và 11 điểm cầu tại các huyện, thành phố trong tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị. 

Báo cáo chuyên đề tạo nguồn thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nêu rõ: cơ cấu thu NSNN của tỉnh thiếu tính bền vững, thu từ Công ty thủy điện Hòa Bình chiếm tỷ trọng khoảng 30%; thu từ hoạt động khai thác tài nguyên, đất đai, khoáng sản chiếm khoảng 30%; thu từ các khoản thuế, phí, thu khác còn hạn chế, chiếm khoảng 40%, dẫn đến số thu NSNN còn thấp, mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu chi ngân sách địa phương.

 Để tạo sự đồng thuận, chung tay của cả hệ thống chính trị, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 18 ngày 12/2/2015 về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Chỉ thị 04 ngày 20/11/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh. Ban cán sự Đảng tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 18 và Chỉ thị số 04. Mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng thu NSNN trong thời qua tăng trưởng chỉ đạt 13%, trong khi đó mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 18 là 17%. Nguyên nhân là do: có sự thay đổi về chế độ, chính sách thu, dẫn đến làm giảm nguồn thu; việc triển khai đầu tư các khu, cụm công nghiệp còn chậm do vướng GPMB, kinh phí đầu tư hạ tầng, công tác thu hút đầu tư, năng lực của một số nhà đầu tư còn yếu, dẫn đến việc triển khai thực hiện kéo dài, không khai thác được các nguồn thu mới; cơ cấu thu NSNN chưa bền vững; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, phải thực hiện chính sách ưu đãi, miễn, giảm, gia hạn…

 Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết số 18 là mục tiêu tăng trưởng thu bình quân 17%/năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2098 ngày 16/10/2015 về đề án tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, trong đó phấn đấu đến năm 2020 thu NSNN đạt mốc 5.000 tỷ đồng.

 Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục và đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh, hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra là đạt mốc 5.000 tỷ vào năm 2020. Trong đó, để tạo nguồn thu các đại biểu đề nghị cần tập trung vào việc xây dựng cơ chế cho thuê tài sản Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh thu hút đầu tư; tập trung cải thiện môi trường kinh doanh… Về tăng cường quản lý thu NSNN, các đại biểu cho rằng cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 18; thực hiện tốt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, quản lý sau đăng ký kinh doanh, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp phép đăng ký kinh doanh…

 Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cần tập trung nghiên cứu, đổi mới thể chế, cơ chế chính sách, trong đó cần tính lại phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, xem xét tỷ lệ điều tiết ngân sách trong trường hợp vượt thu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng thu ngân sách hàng năm. Quan tâm nguồn thu từ đất và tài nguyên khoáng sản. Tạo cơ chế thông thoáng trong thu hút đầu tư, đồng thời tập trung hỗ trợ đầu tư hạ tầng, rà soát mở rộng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tránh tình trạng quy hoạch chạy theo dự án; kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ. Đồng chí cũng đề nghị, cần nghiên cứu hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến, hướng đến xuất khẩu nông sản. Trong quản lý thuế, cần giải quyết quyết liệt tình trạng nợ đọng, không bỏ sót nguồn thu…

                                  Hải Yến

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục