(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn là cửa ngõ của thành phố Hoà Bình có vị trí địa lý nằm trong vùng động lực kinh tế, giao thông thủy bộ thuận lợi giúp cho lĩnh vực BĐS, nhất là BĐS nghỉ dưỡng có điều kiện bứt phá.


Dự án khu dân cư Đầm Cống Tranh (Kỳ Sơn) được cho sắp mở bán đợt 2 tạo sự sôi động đối với thị trường BĐS trong khu vực.

Kỳ Sơn được đánh giá có khá nhiều tiềm năng và lợi thế trong đầu tư Bất động sản, nhất là những dự án khu dân cư hiện đại, biệt thự nghỉ dưỡng. Một trong những dự án khu dân cư mới có vị trí khá đắc địa tiếp giáp với quốc lộ 6, gần với nơi giao của tuyến đường Hoà Lạc - TP Hoà Bình chính là dự án Khu dân cư Đầm Cống Tranh thị trấn Kỳ Sơn.

Được chủ đầu tư triển khai quyết liệt sau một thời gian ngắn, cơ sở hạ tầng khu dân cư Đầm Cống Tranh đã được cơ bản hoàn thiện. Hiện nhiều hộ dân và nhà đầu tư đã nắm bắt được giá trị trong tương lai nên sẵn sàng bỏ nhiều tiền của đầu tư cũng như mua đất xây nhà tại khu dân cư này.

Theo ông Lại Văn Minh, địa chỉ tại khu 4, thị trấn Kỳ Sơn cho biết, do gia đình có một số nguồn tiền nhàn rỗi. Hơn nữa, đất ở đô thị nhất là tại các huyện được đầu tư hạ tầng đồng bồ thường rất hiếm. Do đó, gia đình ông Minh đã đầu tư ngay vài lô đất tại đây và kỳ vọng một thời gian tới nơi đây sẽ là trung tam thương mại bậc nhất của huyện nhà. "Khi mà mọi thứ đều đồng bộ sẽ rất khó cho việc sở hữu đất đai tại khu vực Đầm Cống Tranh này” – ông Lại Văn Minh cho hay.

Được biết, dự án Khu dân cư Đầm Cống Tranh có diện tích gần 2,1 ha, với tổng số 220 lô đất liền kề. Qua việc mở bán đợt một đã có trên 35% số lô được khách hàng cũng như nhà đầu tư sở hữu.

Trong tháng 8/2018, Chủ đầu tư Dự án Đầm Cống Tranh là Công ty TNHH Bình Minh và Công CP Xây dựng Thăng Long Hoà Bình sẽ chính thức mở bán tiếp đợt 2 với nhiều ưu đãi đặc biệt. Giá bán mỗi mét vuông tại đây giao động từ 3 – 6 triệu đồng. Sổ đỏ cho những lô đất liền kề cũng sẽ được trao tay cho khách hàng ngay sau khi hoàn tất thủ tục hợp đồng cũng như tài chính với chủ đầu tư.

Trên địa bàn huyện Lương Sơn, không riêng gì khu dân cư Đầm Cống Tranh, nhận rõ tiềm năng và lợi thế của huyện nhà. Đặc biệt là vị trí đắc địa khi có các tuyến đường giao nhau giữa quốc lộ 6 và tuyến đường Hoà Lạc – Hoà Bình. Một vài năm trở lại đây, nhiều dự án liên quan với bất động sản nghĩ dưỡng, du lịch đã được khởi động.

Theo ông Ngô Văn Thực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Thắng Long - Hoà Bình cho biết, huyện Kỳ Sơn có những điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực BĐS, nhất là BĐS nghỉ dưỡng.

Thực tế, vài năm gần đây, nhiều dự án được chủ đầu tư trong và ngoài nước triển khai tại đây. Ví dụ như dự án liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước là Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo Thọ Quốc tế Hòa Bình.

Cùng với đó, chưa xét đến tính pháp lý nhưng sơ qua đã thấy có hàng loạt các dự án đình đám, loại hình villa, resort nghỉ dưỡng đang được triển khai đồng loạt để tận dụng cảnh quan thiên nhiên, lợi thế, tập trung dọc hai bên tuyến quốc lộ 6, đường Hoà Lạc – Hoà Bình.

Ví như Khu biệt thự Kai Resort Hòa Bình, địa chỉ: Km 57, Quốc Lộ 6, Huyện Kỳ Sơn. Dự án Kai Resort Hòa Bình của Zen Group được giới thiệu là dự án với thiết kế độc đáo, hòa quyện vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng.

Khu biệt thự The Field Villas, địa chỉ tại xã Dân Hòa đươch giới thiệu là quần thể The Field Villas bao gồm 71 căn biệt thự trải dài trên những không gian xanh mướt của cánh đồng lúa. Với đường giao thông nội khu rộng 7,5m và những con đường dạo lãng mạn bên bờ suối.

Đặc biệt, khu biệt thự Viên Nam Resort, khu vực Suối Thần, xóm Đoàn Kết I, xã Phúc Tiến. Viên Nam Resort được kỳ vọng sẽ trở thành khu du lịch sinh thái cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao, toạ lạc trên diện tích 150ha tại xã Phúc Tiến do CTCP Archi Viên Nam làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, một loạt các dự án được xem là trọng điểm trên địa bàn huyện góp phần hỗ trợ thcú đẩy BĐS và BĐS nghỉ dưỡng Kỳ Sơn phát triển mạnh trong tương lai, như: Dự án Sân golf Hòa Bình - Geleximco; Dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Hòa Bình Xanh; Dự án đầu tư xây dựng sân golf An Việt - Hòa Bình...

Với vị trí thuận lợi ngã ba giao giữa tuyến quốc lộ 6 cùng đường Hoà Lạc – Hoà Bình. Bên cạnh đó, núi rừng chùng điệp bên dòng sông Đà quanh năm chảy qua tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

Những điều kiện này đã giúp Kỳ Sơn trở thành điểm sáng, là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước, nhất là đối với các dự án khu dân cư mới, bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai.

                                                                               HTrung

Các tin khác


Người dân Ninh Thuận trúng mùa rong biển

Từ tháng ba đến nay, người dân ở vùng biển thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vớt được rất nhiều rong biển trong môi trường tự nhiên, thu nhập bình quân từ 250 - 300 nghìn đồng/người/ngày.

Yên Thủy: 12 tấn mạ, 85 ha lúa bị chết do nắng nóng

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài vừa qua, toàn huyện Yên Thủy đã có khoảng 12 tấn mạ và 85 ha lúa đã cấy bị chết do nắng nóng, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Lạc, Phú Lai, Yên Tri, Ngọc Lương và xã Đoàn Kết.

6 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 308 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 308, 175 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, bằng 50,52% kế hoạch năm.

Từ ngày 9/7 kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả Cao Phong niên vụ 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 9/7/2018, UBND huyện Cao Phong ban hành Văn bản số 529/UBND-NN& PTNT về việc thông báo kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cam quả huyện Cao Phong.

Phát triển thương hiệu đặc sản địa phương

Sau 18 năm, kể từ ngày chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đầu tiên được bảo hộ ở Việt Nam, số lượng CDĐL ngày càng tăng. Bước đầu, CDĐL đã giúp các địa phương, doanh nghiệp định hình một giải pháp phù hợp là sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều CDĐL chưa thật sự phát huy hết giá trị, chưa trở thành dấu hiệu nhận diện trên thị trường do bất cập của chính sách và ý thức bảo vệ, khai thác CDĐL của chủ thể chưa cao.

Doanh nghiệp hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giữ nguyên về thứ hạng so với năm 2016, tụt 6 bậc so với năm 2015 và ở nhóm tương đối thấp. Dù đây chỉ là sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh. Doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh cho rằng vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa cấp trên và cách hành xử của cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, tốn thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục