(HBĐT) - "Nắng nóng kéo dài mấy ngày qua đến cả con người còn khô héo nữa là vật nuôi thả ở ngoài đồng hay đám mạ vừa mới gieo trên mặt ruộng” - vừa tiếp chuyện, anh Đinh Văn Quý (phường Tân Hòa, TP Hòa Bình) vừa đưa tay lau mồ hôi đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt đỏ gay vì nắng nóng.

Tầm này năm ngoái, cả xứ đồng chạy dọc sông Đà thuộc địa phận các phường: Tân Hòa, Thịnh Lang, Hữu Nghị đã được làm đất kỹ, xâm xấp nước để nông dân sẵn sàng xuống mạ gieo cấy vụ mùa. Có nơi đã được phủ kín màu xanh của mạ non. Đây vốn là khu vực được thâm canh 3 vụ /năm với cơ cấu xuân sớm - mùa sớm - cây vụ đông. Nhưng tiến độ gieo cấy vụ mùa năm nay chậm hơn so với kế hoạch, chủ yếu là do nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông dân.
 
Anh Đinh Văn Quý giải thích: Vì nắng quá nên thời gian ra đồng ít, năng suất mỗi "ca” lao động giảm, đất thì phơi nắng cả ngày nên cứ khô không khốc, phải bơm thật nhiều nước mới làm được đất và sắp tới khi gieo cấy sẽ phải mất nhiều công sức hơn để bơm giữ nước mặt ruộng, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho cây lúa sinh trưởng giai đoạn đầu. Cũng vì điều kiện thời tiết xảy ra khô hạn kéo dài ngay từ đầu vụ nên nhiều hộ trong khu vực đã xác định chuyển hướng từ trồng lúa sang trồng ngô và các loại rau, màu có khả năng chịu hạn cao hơn. Đây cũng là lựa chọn bất đắc dĩ của nhà anh Quý. Thay vì cấy lúa như mọi năm, vụ mùa năm nay gia đình anh sẽ trồng giống ngô lai LVN25 có năng suất cao và khả năng chịu hạn tốt. Thời vụ gieo trồng của giống ngô này cũng cho phép kéo dài hơn so với cây lúa. Dự kiến, khoảng ngày 15/7 chậm nhất đến ngày 20/7 nhà anh sẽ tiến hành đưa ngô vào ruộng.
 
Theo khuyến cáo của Sở NN &PTNT: Thời vụ trồng ngô, khoai lang vụ hè thu năm nay có thể kéo dài đến ngày 15/8, thời vụ tốt nhất từ ngày 5/6 - 15/7. Lạc, đậu tương nên trồng càng sớm càng tốt từ nay đến cuối tháng 7. Các loại rau xanh, củ, quả tuy có thời vụ linh hoạt hơn nhưng bà con cần chủ động đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phấn đấu đến đầu tháng 8 cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng với tổng diện tích rau, củ, quả các loại đạt trên 3, 9 nghìn ha. Theo kế hoạch, vụ này toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 45, 5 nghìn ha cây hàng năm, trong đó, cây ngô 14 nghìn ha, khoai lang 1,6 nghìn ha, lạc 1, 3 nghìn ha... Riêng đối với cây lúa, để hoàn thành kế hoạch gieo cấy 23 nghìn ha, trong điều kiện áp lực về thời vụ như hiện nay, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo sản xuất và hỗ trợ bà con sử dụng tối đa giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng thích ứng. Tại thời điểm này, thời vụ cấy lúa mùa trà sớm đã hết. Các địa phương tập trung cấy trà chính vụ (khoảng 80 - 85% diện tích), phấn đấu cấy xong trong tháng 7, cấy tập trung từ ngày 15 - 20/7/2018.
 
Thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy: Trong tháng 6 vừa qua, số ngày trời nắng nóng chiếm đa số với tổng số giờ nắng trung bình là 227, 4 giứ, cao hơn cùng kỳ năm 2017 với tổng số giờ nắng trung bình 105, 98 giứ, trong đó có những ngày cuối tháng 6 nắng nóng cao nhất lên tới 38, 30C. Bước sang đầu tháng 7, nắng nóng tiếp tục gia tăng trên diện rộng với mức độ gay gắt hơn nhiều, có thời điểm nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 400C. Diễn biến này đã tạo áp lực đầu tiên cho sản xuất vụ mùa, hè thu năm nay - vốn đã được dự báo có nhiều thách thức đến từ thời tiết và dịch bệnh.
 
Cụ thể, nắng nóng gay gắt đỉnh điểm những ngày vừa qua đã kéo chậm tiến độ làm đất của các địa phương trong tỉnh, đồng thời khiến nông dân phải chú trọng tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ mạ đã gieo. Nguy cơ khô hạn, thiếu nước đối với sản xuất trồng trọt đang hiển hiện, đòi hỏi các địa phương cấp bách triển khai các phương án chống hạn cứu cây trồng. Theo đánh giá của phòng NN &PTNT các huyện, thành phố: Trong giai đoạn này, tuy nắng nóng không ảnh hưởng nhiều và gây thiệt hại tới lĩnh vực nông nghiệp nhưng đòi hỏi các địa phương phải khắc phục khó khăn mới đảm bảo được kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu. Đối với sản xuất trồng trọt, các địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất, đôn đốc bà con đẩy nhanh tiến độ làm đất và tập trung gieo trồng các loại cây đúng khung thời vụ. Ngay sau khi xuống giống các loại cây trồng sẽ tăng cường các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc, đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây giai đoạn đầu. Đặc biệt, để ứng phó với nguy cơ hạn hán, các địa phương tập trung nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, nhiều gia đình đã đào ao tích nước giúp chủ động cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi trong những ngày nắng hạn kéo dài.
 
Riêng đối với lĩnh vực chăn nuôi, trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố và những nội dung quan trọng này đang được các địa phương trong tỉnh cấp thiết triển khai. Theo đó, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người chăn nuôi - nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ - áp dụng ngay các biện pháp: Đảm bảo thường xuyên có đủ nước và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trong những ngày khô hạn, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả… Bổ sung khoáng, muối, vitamin và tăng cường đạm trong khẩu phần để tăng sức đề kháng cho gia súc. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi được hướng dẫn tăng cường vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh tẩy uế chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết để tăng khả năng miễn dịch cho gia súc, gia cầm trong và sau khi kết thúc những đợt khô hạn kéo dài. Đây là những biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ đàn vật nuôi, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

                                                                                          Thu Trang

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục