Ngày 8-8, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị "Ðịnh hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu". Cùng dự, có Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển; các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm đồ gỗ tại hội nghị. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN).

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đánh giá thực trạng và phân tích những cơ hội, tiềm năng phát triển cũng như thách thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Qua đó, đề xuất Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho DN, tận dụng cơ hội thị trường, hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt chín tỷ USD năm 2018 và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, người trồng rừng đã đạt được trong những năm qua, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước và là ngành hàng có giá trị xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Ðồng thời, Thủ tướng nêu lên những hạn chế, khó khăn, thách thức của DN, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Cụ thể, nguồn nguyên liệu phát triển chưa bền vững, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu có chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu; sự hợp tác và liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn yếu; đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ mới bước đầu phát triển nên còn nhiều bất cập, chưa tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam...

Thủ tướng cho rằng, dư địa, tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam còn rất lớn. Do đó, cần phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả, hiện đại, hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế, khu vực. Sử dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực tốt, phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics tốt hơn. Thủ tướng giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 10 năm tới phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế quốc gia; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thị trường thế giới. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 18 đến 20 tỷ USD.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các cấp, đơn vị liên quan đưa ra các giải pháp, chính sách khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu; giải quyết tốt việc làm ở vùng nông thôn; rà soát các văn bản pháp luật có liên quan, cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng hơn cho ngành chế biến gỗ và lâm sản phát triển. Ðồng thời, khuyến khích đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chế biến gỗ, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong chế biến gỗ; phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả; làm tốt công tác phát triển thị trường trong và ngoài nước; kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào… để ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.

Trong mười năm qua, từ điểm xuất phát thấp, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản dần khẳng định vị thế xuất khẩu. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên hơn tám tỷ USD. Trong bảy tháng qua, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kim ngạch 5,3 tỷ USD và hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ sáu của Việt Nam, thứ năm trên thế giới, chiếm 6% thị trường toàn cầu.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Đã có kế hoạch định hướng phát triển cây có múi trên địa bàn

(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.

Ưu tiên hàng đầu là xử lý sự cố lưới điện vùng mưa lũ

(HBĐT) - Tính đến ngày 4/8/ 2018, đội xung kích của Công ty Điện lực Hòa Bình đã phối hợp cùng Điện lực Đà Bắc tiếp cận 14 TBA cuối cùng thuộc địa bàn xã Mường Chiềng để xử lý đường dây, dựng cột và cấp điện tạm thời, cơ bản hoàn tất việc cấp lại điện cho tất cả các trạm gặp sự cố mất điện do ảnh hưởng mưa lũ vừa qua.

Vùng nhãn Sơn Thủy sản lượng sụt giảm, giá thấp kỷ lục

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm vùng nhãn Sơn Thủy, Kim Bôi vào những ngày trung tuần tháng 8. Trái ngược với không khí phấn khởi vui mừng trong vụ nhãn được mùa, được giá của năm ngoái, cán bộ và người dân Sơn Thủy khá ưu tư khi nhãn chuẩn bị thu hoạch, song năng suất và sản lượng sụt giảm, giá lại thấp kỷ lục.

Huyện Kỳ Sơn sôi nổi phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Cuối tháng 7, chúng tôi về Kỳ Sơn khi mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa đi qua. Vượt lên khó khăn do thiên tai, không khí khẩn trương khôi phục sản xuất đang diễn ra, nhất là ở các xã vùng hạ lưu sông Đà như Hợp Thành, Hợp Thịnh...

Trung tâm phục vụ hành chính công tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp

(HBĐT) - Ngày 1/8/2017, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm) ra mắt và đi vào hoạt động. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bộ phận một cửa tại các sở, ban, ngành của tỉnh được giải thể, tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Trung tâm.

Liên kết sản xuất theo chuỗi ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang được xem là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục