(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thuỷ, giai đoạn 2016-2020, vụ chiêm xuân 2017, Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống nông nghiệp quốc tế thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa Bắc Hương 9.

 


Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa thơm chất lượng cao Bắc Hương 9 tại xã Liên Hòa (Lạc Thủy).

Với quy mô 3 ha, mô hình được triển khai trên địa bàn thôn Liên Sơn, thôn Hoàng Đồng - xã Khoan Dụ; thôn Rị - xã Phú Thành; thôn Liên Hồng - xã Liên Hòa với 42 hộ tham gia. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ tập huấn quy trình kỹ thuật gieo trồng, vật tư thiết yếu với mức tính cho 1 sào Bắc Bộ là 2 kg giống, 9 kg đạm, 25 kg super lân, 7 kg kaliclorua. HTX và tổ hợp tác tham gia liên kết gồm HTX Dịch vụ nông nghiệp Liên Sơn, tổ hợp tác trồng lúa thôn Liên Hồng, tổ hợp tác trồng lúa thôn Rị. Kết quả cho thấy, giống Bắc Hương 9 sinh trưởng phát triển tốt, dạng hình đẹp, độ thuần đồng ruộng ổn định, trỗ tập trung. Thời gian sinh trưởng trong vụ xuân khoảng 125-130 ngày. Năng suất thực thu đạt 69 tạ /ha. Hiệu quả kinh tế cấy lúa Bắc Hương 9 vụ xuân đạt 38.805.000 đồng /vụ/ha; nếu tính cả năm đạt 77.610.000 đồng /ha/năm, cơ bản đạt mục tiêu của mô hình. Với hiệu quả thiết thực của mô hình, vụ mùa này toàn huyện có 9/15 xã, thị trấn đã đưa vào gieo cấy giống lúa Bắc Hương 9 trên diện tích 121,7 ha.

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa Bắc Hương 9 là một trong số nhiều mô hình thành công trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Trong những năm gần đây, bám sát định hướng của Trung ương, tỉnh, huyện Lạc Thuỷ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại, du lịch, dịch vụ gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp, Lạc Thủy đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong tái cơ cấu, xây dựng, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích trồng cây có múi của huyện đạt gần 1.000 ha, trong đó diện tích cam khoảng 700 ha. Theo thống kê sơ bộ, trồng cây ăn quả góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động với thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng / người/tháng. Bên cạnh đó, ngành nghề chăn nuôi theo quy mô lớn, tập trung phát triển đàn dê, gia súc, gia cầm đang mang lại hiệu quả đáng kể cho người nông dân.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, huyện Lạc Thủy cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ các dự án trọng điểm của tỉnh triển khai trên địa bàn. Trong đó phải kể đến Dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện do Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình triển khai trên địa bàn xã Yên Bồng, vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng. Dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Lão của Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương với tổng mức đầu 676 tỷ đồng; dự án Khu du lịch tâm linh xã Phú Lão của Công ty TNHH MTV Pacific Hòa Bình vốn đầu tư 3.123 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng khu tổ hợp văn hóa, vui chơi, giải trí nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại xã Đồng Tâm của Công ty CP du lich TH vốn đầu tư 600 tỷ đồng… Các dự án sớm đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, KT-XH của huyện Lạc Thủy không ngừng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo các năm. Năm 2017, kết quả điều tra, rà soát theo phương pháp đo lường đa chiều, giai đoạn 2016- 2020, huyện Lạc Thủy còn 2.235 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,73%, 1.535 hộ cận nghèo, chiếm 8,74%. Năm 2018, huyện phấn đấu giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghèo.


                                                                                              H.L

 



Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục