Ngày 9-8, tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề "Tiền Giang - Cơ hội đầu tư, đồng hành phát triển”. Cùng dự, có đại diện các bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, tổng lãnh sự quán, các doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm tại hội nghị.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Tiền Giang trao chứng nhận quyết định đầu tư 30 dự án cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực được triển khai thực hiện trong hai năm 2018 và 2019, với tổng vốn đầu tư khoảng 16.178 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục mời gọi đầu tư 19 dự án với tổng số vốn khoảng 16.360 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2020, GRDP của tỉnh đạt 8,5 đến 9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.600 USD, xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, thu hút 2,2 triệu khách du lịch...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đoàn kết thống nhất, phát triển khá toàn diện của tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua. Thủ tướng nhấn mạnh, Tiền Giang đang sẵn sàng bứt phá vươn lên trong làm ăn kinh tế và trở thành động lực phát triển của toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với lợi thế đặc thù, Tiền Giang hội đủ các yếu tố để trở thành một siêu vệ tinh của TP Hồ Chí Minh nếu có tầm nhìn và khả năng hiện thực hóa tầm nhìn phát triển một cách hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Tiền Giang tích cực hơn trong giải quyết các điểm nghẽn phát triển; tăng cường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sẵn có cho nhà đầu tư và giải quyết tốt các quy hoạch. Tỉnh cần tiếp tục đối thoại với DN để giải quyết vướng mắc; tích cực hỗ trợ nguồn vốn cho DN, người dân để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt liên kết năm nhà. Đồng thời, cần đẩy mạnh cải cách, gỡ bỏ các thủ tục rườm rà làm tăng chi phí, mất lòng tin của DN; tiếp tục bảo đảm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng các kỹ năng yêu cầu, giảm chi phí sử dụng và tái đào tạo. Thủ tướng mong muốn bên cạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh cần chú trọng phát triển công nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng kết quả tích cực của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang lần này. Thủ tướng biểu dương những kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua là nhờ tập thể đoàn kết, thống nhất quyết tâm phát triển. Ngành công nghiệp luôn tăng trưởng cao trong những năm qua đã giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả. Thủ tướng đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của tỉnh, cũng như mục tiêu của Tiền Giang đến năm 2020 có thể tự cân đối được thu, chi ngân sách.

Thủ tướng lưu ý, Tiền Giang có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế nhưng chất lượng tăng trưởng chưa đồng đều. Do đó, trong những năm tới, tỉnh phải giải quyết tốt vấn đề quy hoạch; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; chú trọng đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, tỉnh cần giải quyết và xử lý nghiêm vấn nạn ma túy; tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Thủ tướng đề nghị, lãnh đạo tỉnh cần có chủ trương cụ thể về tăng cường áp dụng công nghệ, hòa mình vào làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm tốt công tác liên kết năm nhà; triển khai các giải pháp chống biến đổi khí hậu; phát huy tinh thần năng động "dám nghĩ, dám làm”. Thủ tướng tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tiền Giang đoàn kết một lòng sẽ hoàn thành vượt mức các kế hoạch đã đề ra.

Sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng đến thăm một số gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh.

 

 


                                                                       Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.800 tỷ đồng

(HBĐT) - Tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 2.850 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 7 tháng đạt 18.690 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ, thực hiện 59% kế hoạch năm.

Huyện Lạc Thủy khai thác lợi thế giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thuỷ, giai đoạn 2016-2020, vụ chiêm xuân 2017, Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống nông nghiệp quốc tế thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa Bắc Hương 9.

Đã có kế hoạch định hướng phát triển cây có múi trên địa bàn

(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.

Ưu tiên hàng đầu là xử lý sự cố lưới điện vùng mưa lũ

(HBĐT) - Tính đến ngày 4/8/ 2018, đội xung kích của Công ty Điện lực Hòa Bình đã phối hợp cùng Điện lực Đà Bắc tiếp cận 14 TBA cuối cùng thuộc địa bàn xã Mường Chiềng để xử lý đường dây, dựng cột và cấp điện tạm thời, cơ bản hoàn tất việc cấp lại điện cho tất cả các trạm gặp sự cố mất điện do ảnh hưởng mưa lũ vừa qua.

Vùng nhãn Sơn Thủy sản lượng sụt giảm, giá thấp kỷ lục

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm vùng nhãn Sơn Thủy, Kim Bôi vào những ngày trung tuần tháng 8. Trái ngược với không khí phấn khởi vui mừng trong vụ nhãn được mùa, được giá của năm ngoái, cán bộ và người dân Sơn Thủy khá ưu tư khi nhãn chuẩn bị thu hoạch, song năng suất và sản lượng sụt giảm, giá lại thấp kỷ lục.

Huyện Kỳ Sơn sôi nổi phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Cuối tháng 7, chúng tôi về Kỳ Sơn khi mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa đi qua. Vượt lên khó khăn do thiên tai, không khí khẩn trương khôi phục sản xuất đang diễn ra, nhất là ở các xã vùng hạ lưu sông Đà như Hợp Thành, Hợp Thịnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục