(HBĐT) - Để chủ động ứng phó kịp thời với tình trạng hạn hán, thiếu nước và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 22/11/2018 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ đông - xuân năm 2018 - 2019.
Chủ tịch UBND
tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình
khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước vụ đông xuân để
kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp. Tổ chức kiểm tra, tổng hợp cụ thể
nguồn nước, nhất là tại các hồ chứa thủy lợi để xây dựng kế hoạch điều tiết sử
dụng nước hợp lý, không để thất thoát lãng phí nước, đồng thời phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước.
Khi hạn hán,
thiếu nước xảy ra, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho
cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, chuẩn bị sẵn sàng các máy bơm dã
chiến để chống hạn. Trên cơ sở nguồn nước hiện có, xác định cụ thể vùng đảm bảo
nước tưới, vùng nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước để bố trí cơ cấu cây trồng, mùa
vụ phù hợp. Xem xét điều chỉnh theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa thường
xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao hơn.
Tăng cường thực hiện các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho
lúa và cây trồng cạn.
Chỉ đạo đẩy
nhanh tiến độ thi công, sửa chữa các công trình cấp nước sạch, công trình thủy
lợi bị hư hỏng trong đợt mưa lũ vừa qua, kịp thời phục vụ dân sinh và sản xuất
nông nghiệp.
Đẩy mạnh việc
thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi hàng năm. Tích cực huy động nhân dân
và các đoàn thể tham gia nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, phát quang mái
mương, đập, tạo điều kiện thuận lợi nhất đưa nước tới mặt ruộng.
Tăng cường
thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước và việc sử dụng nước tiết kiệm
tới người dân; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác
công trình tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.
Chủ động sử
dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để
thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, báo cáo Sở NN&PTNT, Sở Tài
chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí nếu vượt quá khả
năng của địa phương.
P.V
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có quyết định công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới đợt 1, năm 2018 gồm các xã: Thái Thịnh, Trung Minh (TP Hòa Bình) và xã Tân Vinh (Lương Sơn).
(HBĐT) - Năm 2015, cây có múi còn khá xa lạ với người dân xã Hữu Lợi (Yên Thủy), đến nay đã được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn xã mở rộng được trên 80 ha cây ăn quả có múi, diện tích thu hoạch khoảng 5,6 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.
Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 26/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành liên quan tổ chức 3 hội thảo chuyên đề.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc có khoảng 1.046 ha bưởi, trong đó có 395 ha đang cho thu hoạch. Theo đánh giá của UBND huyện: Năng suất của cây bưởi niên vụ 2018 – 2019 thấp hơn cùng kỳ niên vụ trước do chịu ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố tự nhiên, nhưng nhìn chung, bưởi vẫn là cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế nổi bật nhất.
(HBĐT) - Xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã thành công trong việc khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện bền vững đời sống người dân. Hướng đi chính của Thanh Hối xác định trong nhiều năm nay vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp với các cây trồng chủ lực là bưởi, mía, chăn nuôi và phát triển các ngành nghề phụ.