Chiều 27-11, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra hiện trường tuyến cao tốc bắc - nam, đoạn Cam Lộ - La Sơn đi qua hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.


Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kiểm tra Dự án tuyến cao tốc bắc - nam, đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài hơn 98 km, đi qua hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, có tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng. Dự kiến, công trình sẽ khởi công vào tháng 3-2019. Đây là dự án quan trọng, rút ngắn khoảng cách từ Quảng Trị đi TP Huế (Thừa Thiên - Huế) và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cùng các cơ quan, ban, ngành liên quan và nhà thầu thi công thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như tiến độ của dự án.

Đồng chí Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ GTVT xem xét, nghiên cứu, có phương án thông tuyến một số vị trí thuận lợi nối Quốc lộ 1A với tuyến cao tốc để người dân thuận tiện trong việc đi lại, giảm lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1A. Sau khi có phương án sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến.

* Trước đó,Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế ở đoạn từ đê La Giang nối với Bãi Vọt, cắt Quốc lộ 8 (đoạn TX Hồng Lĩnh) và một số đoạn khác trên địa bàn Hà Tĩnh về hướng tuyến, địa hình và các vấn đề liên quan khác. Đoàn công tác đã nhận thấy, cao tốc Bắc - Nam giai đoạn một đã kết nối từ Hà Nội đến Bãi Vọt, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Từ Bãi Vọt đi Hàm Nghi – Vũng Áng – Bùng – Vạn Ninh – Cam Lộ (Quảng Trị) còn chưa được kết nối. Vì thế, cần thiết phải sớm kết nối tuyến từ Bãi Vọt đi Vạn Ninh - Cam Lộ này để thông tuyến cao tốc từ Hà Nội vào đến Quảng Ngãi; có như vậy mới phát huy hiệu quả của tuyến cao tốc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung bộ và từng địa phương liên quan.

Ngoài ra, đoàn công tác đã đi thăm quan Khu Kinh tế Vũng Áng, đoạn Cam Lộ - La Sơn, hầm đường bộ Đèo Ngang, hầm Mũi Trâu…

Tuyến cao tốc bắc – nam, đoan Bãi Vọt (Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) kết nối đến Bùng (Quảng Bình) – Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Trị) với tổng chiều dài 266,5 km, trong đó gần 64 km trùng với đường Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư hơn 42 nghìn tỷ đồng (vốn Nhà nước hơn 18 nghìn tỷ đồng và vốn nhà đầu tư khác gần 24 nghìn tỷ đồng) trong giai đoạn 2017-2020 thì sẽ cơ bản thông tuyến cao tốc từ Hà Nội vào đến Quảng Ngãi.

Theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội, giai đoạn 2017 – 2020, sẽ đầu tư 654km đường bộ cao tốc trên các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) với tổng mức đầu tư trên 118 nghìn tỷ đồng, trong đó khoảng gần 47% vốn nhà nước và 53% vốn huy động khác. Dự án được chia thành 11 dự án thành phần, gồm ba dự án đầu tư công và tám dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Hiện Bộ GTVT đang rốt ráo đẩy nhanh việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án cao tốc bắc - nam phía đông giai đoạn 2017-2020, khi toàn bộ 11 dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Đầu quý I-2019, Bộ GTVT dự kiến bắt đầu sơ tuyển nhà đầu tư các dự án thành phần cao tốc bắc - nam, muộn nhất đến tháng 5-2019 sẽ có kết quả sơ tuyển.

Cùng với việc sơ tuyển nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ chuẩn bị ngay hồ sơ mời thầu nhà đầu tư, thời gian chuẩn bị hồ sơ mời thầu khoảng 6,5 tháng và dự thảo hợp đồng khoảng ba tháng. Đại diện lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, đây là nội dung quan trọng nhất trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, đặc biệt đối với đấu thầu nhà đầu tư nước ngoài nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Dự kiến công việc triển khai tiếp theo gồm: tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư; lập thiết kế kỹ thuật – dự toán; GPMB và tái định cư; lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết hợp đồng... Cùng với đó, các địa phương có đường cao tốc đi qua cũng đang rốt ráo chuẩn bị triển khai cho công tác giải phóng mặt bằng liên quan.

TheoNhanDan

Các tin khác


Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình sẽ khai mạc vào sáng ngày 12/12/2018

(HBĐT) - Theo UBND tỉnh: Thời gian tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018 đã được quyết định. Theo đó, hai sự kiện quan trọng này sẽ khai mạc vào sáng ngày 12/12/2018, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong). Lễ hội cây ăn quả có múi sẽ diễn ra trong 2 ngày 12-13/12/2018. Hội chợ nông nghiệp sẽ diễn ra trong 5 ngày 12-16/12/2018.

Ra mắt HTX Nông nghiệp Mỹ Tân

(HBĐT) - Ngày 26/11, HTX Nông nghiệp Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã tổ chức thành lập và ra mắt.

Nguồn lực xây dựng nông thôn mới của 3 xã về đích đợt 1, năm 2018 đạt trên 345 tỷ đồng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có quyết định công nhận 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới đợt 1, năm 2018 gồm các xã: Thái Thịnh, Trung Minh (TP Hòa Bình) và xã Tân Vinh (Lương Sơn).

Xã Hữu Lợi triển vọng trồng cây có múi

(HBĐT) - Năm 2015, cây có múi còn khá xa lạ với người dân xã Hữu Lợi (Yên Thủy), đến nay đã được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn xã mở rộng được trên 80 ha cây ăn quả có múi, diện tích thu hoạch khoảng 5,6 ha. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Nghịch lý: Top đầu thế giới nhưng được hưởng phần ít nhất

Nông dân Nhật Bản bán một quả xoài được 4.000 Yên (khoảng 850.000 đồng), người nông dân được hưởng lợi lớn nhất. Trong khi ở Việt Nam nhiều loại nông sản xuất khẩu đứng top 1 thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp và nông dân luôn là người được hưởng lợi ít nhất.

Nền nông nghiệp vững mạnh - yếu tố đảm bảo phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 26/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành liên quan tổ chức 3 hội thảo chuyên đề.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục