(HBĐT) - Cách đây 6 năm, Công ty Tân Lộc Phát bắt đầu đưa liên kết sản xuất - tiêu thụ bí đỏ, mướp đắng lấy hạt về với nông dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tập trung ở vùng Quyết Thắng, Cộng Hòa như Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Văn Sơn… Cũng từ đây, bà con dần quen và thích ứng với chương trình liên kết mà trong đó, phía doanh nghiệp là đơn vị cung cấp giống, vật tư phân bón, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, còn nông dân bỏ công sức lao động trồng, chăm sóc, thu hoạch và thực hiện cam kết bán sản phẩm cho doanh nghiệp thu mua.


 

Người dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn) tham gia liên kết trồng bí đỏ lấy hạt mang lại thu nhập ổn định.

 

Hiện tại, liên kết sản xuất - tiêu thụ bí đỏ, mướp đắng lấy hạt tại các vùng Quyết Thắng, Cộng Hòa vẫn tiếp tục phát triển. Nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nhờ doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua lâu dài với giá cả ổn định. Diện tích trồng cây lấy hạt đến nay đạt 70,3ha, năng suất trung bình đạt từ 2 - 3,5 tạ/ha.

Trên đà lan rộng các mô hình liên kết, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Lạc Sơn có những bước tiến đáng mừng. Theo kết quả thống kê, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi gần 1.183 ha từ đất lúa sang trồng cây màu khác. Trong đó, vụ xuân chuyển đổi 655,2 ha, bao gồm 238,3 ha ngô, 150 ha mía, 10,2 ha bí đỏ, mướp đắng, bầu giàn, dưa leo lấy hạt, 13,8 ha dưa hấu, 16 ha cỏ VA06 và 183,6 ha cây hoa màu khác. Vụ mùa chuyển đổi 527,6 ha, bao gồm 182,4 ha ngô, 68,8 ha rau các loại, 17,9 ha cây lấy hạt, 7,8 ha táo, 8 ha bưởi, 3,8 ha ổi, 10,8 ha lạc, 5,5 ha nghệ vàng, 4 ha sachi, 65,55 ha cỏ VA06.

Hiện, địa phương có hàng chục doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân. Đáng kể là Công ty Tân Lộc Phát, Công ty Nhiệt đới, Công ty CP Mía đường Hòa Bình, Công ty CP chăn nuôi T&T 159, HTX Chăn nuôi gà đồi xã Hương Nhượng, HTX Chăn nuôi và cung ứng gà xã Chí Thiện… Các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân. Sản phẩm được thu mua chủ yếu là bí xanh, cây lấy hạt, mía nguyên liệu, cỏ VA06, gà… Chỉ tính riêng năm 2018, toàn huyện có thêm 7 HTX thành lập mới hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con.

Theo đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, các liên kết sản xuất – tiêu thụ có phương thức triển khai thực hiện cụ thể là công ty hỗ trợ về kỹ thuật, vốn kết hợp sức lao động, đất đai của các hộ dân. Mô hình này giúp cho nông dân dần tiếp cận với kỹ thuật, giúp nâng cao thu nhập trên 1 diện tích canh tác. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm còn ít, cá biệt, vẫn còn có liên kết chưa thực hiện đúng cam kết. Các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực chưa nhiều. Một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Có doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng thu mua sản phẩm mới chỉ thanh toán được một phần, phần còn lại còn nợ gây khó khăn cho nông dân.

Trong tình hình tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, sản phẩm nông nghiệp giá cả bấp bênh, không ổn định, việc thực hiện các liên kết sản xuất - tiêu thụ đã giải quyết khá căn bản vấn đề trên, giúp nông dân yên tâm về đầu ra sản phẩm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huyện đang tăng cường các giải pháp về tuyên truyền Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, các chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp, HTX trong phát triển, nhân rộng liên kết sản xuất - tiêu thụ để người dân hiểu, tham gia. Mặc khác, tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả để nhân rộng và hướng dẫn thành lập mới HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Bùi Minh


Các tin khác


101 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 151 HTX, trong đó tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt 44,5%.

Sản phẩm thương hiệu Rạng Đông đến thị trường Campuchia

Ngày 19-3, tại thủ đô Phnom Penh, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông của Việt Nam đã tổ chức giới thiệu các sản phẩm mới của doanh nghiệp đến khách hàng tại thị trường Campuchia.

Gấp rút thi công cầu Hòa Bình 3

(HBĐT) - Công trình cầu Hòa Bình 3 là dự án trọng điểm của TP Hòa Bình. Dự án được khởi công vào năm 2016 với tổng mức đầu tư gần 435 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án cầu Hòa Bình 3 đạt khối lượng thực hiện trên 260 tỷ đồng. Nhà thầu đang gấp rút triển khai các hạng mục nhằm đảm bảo hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong năm 2019.

Agribank Hòa Bình ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư dự án Thủy điện công suất 49,6 MW

(HBĐT) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tỉnh Hòa Bình, Agribank tỉnh Sơn La và Công ty TNHH Xuân Thiện Sơn La tổ chức lễ ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư Thủy điện Suối Sập 2A công suất 49,6 MW.

Thành phố Hòa Bình kiểm soát chặt "đầu vào" sản phẩm thịt lợn trong cao điểm dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Chỉ đảm bảo được khoảng 25% sản lượng tự cung ứng, thị trường thành phố Hòa Bình mỗi ngày có tới 75% sản lượng thịt lợn phải nhập từ các tỉnh bên ngoài vào, chủ yếu là Phú Thọ và thành phố Hà Nội. Trong cao điểm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc sản phẩm thịt lợn là vấn đề người tiêu dùng quan tâm, lo lắng.

Hiệu quả mô hình sinh kế của phụ nữ xóm Chiềng

(HBĐT) - Chiềng là xóm trung tâm xã Lỗ Sơn, xã vùng sâu khó khăn của huyện Tân Lạc. Xóm có 53 hộ, 238 nhân khẩu, Chi hội Phụ nữ xóm có 54 hội viên. Trong những năm qua, Chi hội Phụ nữ xóm có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Một trong những hoạt động thiết thực nhất là thành lập mô hình sinh kế "Nhóm chăn nuôi lợn, bò sinh sản giống bản địa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục