Chuyên gia cho rằng để cạnh tranh, các nhà bán lẻ trong nước cần áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu để tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Chia sẻ tại diễn đàn bán lẻ Việt Nam ngày 20/3, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng tốc khá nhanh trong 5 năm qua, minh chứng qua dữ liệu tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịchvụ ngày càng tăng. Giai đoạn 2015 - 2017 tốc độ tăng tổng mức bán lẻ 10,5-10,9% thì năm 2018 tỷ lệ này là 11,7%, đạt gần 4.400 tỷ đồng.

"Năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị thì đến năm 2018 có khoảng 8.600 chợ, 1.000 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn", bà Nga thông tin.

Tuy nhiên một thực tế cũng được Phó vụ trưởng Thị trường trong nước chỉ ra, là các nhà bán lẻ trong nước đa phần là nhỏ và vừa, đang phải cạnh tranh trực diện với các nhà bán lẻ ngoại. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau.


Người tiêu dùng chọn mua trái cây tại một hệ thống siêu thị ở Hà Nội.Ảnh: Hà My

5 năm qua cũng là khoảng thời gian thị trường bán lẻ Việt chứng kiến sự gia tăng tiềm lực, mở rộng thị phần của các tập đoàn đa quốc gia như Aeon, Lotte, Auchan, BigC...Các tập đoàn nước ngoài khác cũng đã nhanh chóng mở rộng thị trường để khai thác tiềm năng với các chuỗi cửa hàng liên tục được mở rộng.

Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. "Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, đang bị "lép vế" với những "ông lớn" nước ngoài", bà Lưu Bảo Vân - Giám đốc điều hành dự án Intage Việt Nam nhận xét. Hiện chỉ số ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tên tuổi như Coop.mart, Vinmart... đủ tiềm lực cạnh tranh chia lại miếng bánh thị phần bán lẻ với khối ngoại.

Một trong những gợi ý về chiến lược thay đổi với bán lẻ nội địa được bà Đặng Thuý Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc (Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam) là áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu bán lẻ để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Bà Hà phân tích,với mô hình cửa hàng nhỏ, cần có hiểu biết sâu sắc về người mua hàng nhằm vào 4 yếu tố cơ bản, đó là tối ưu danh mục sản phẩm (sản phẩm bán chạy và sản phẩm đặc thù), đáng giá đồng tiền, tiết kiệm thời gian và khuyến khích mua sắm thường xuyên.

"Các nhà bán lẻ cần đảm bảo yếu tố mới lạ về sản phẩm và dịch vụ nhằm kích thích mua sắm và sự trung thành của khách hàng", bà Hà nêu.

Ở góc độ doanh nghiệp bán lẻ,ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó tổng giám đốc thường trực Hapro đề xuất, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển thương hiệu gồm hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại...Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường tính liên kết, kết nối từ sản xuất đến phân phối...

TheoVnexpress

Các tin khác


Giá vàng sáng 9/5

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 9/5, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xây dựng Nghị định quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá đất

Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến về xây dựng Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định quy định về giá đất. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

Là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) đang bị chậm tiến độ vì vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB).

Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục