(HBĐT) - Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết, hiện nhà đầu tư đang có chủ trương tạm dừng phục vụ các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình kể từ ngày 15-4.


 

 

Đến nay, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình vẫn chưa được phép của Bộ GTVT cho thu phí hoàn vốn

Dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai -Hòa Bình theo hình thức BOT có tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay là 2.723 tỷ đồng, thời gian bắt đầu thu phí tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình từ ngày 1/11/2018, thời gian thu hồi vốn dự án là 27 năm 6 tháng 9 ngày.

Tổng chiều dài tuyến đường 25,6km (trong đó đoạn thuộc địa phận thành phố Hà Nội dài 6,3km, địa phận tỉnh Hòa Bình dài 19,3km) được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m và có vận tốc tối đa 80km/giờ và đặt một trạm thu phí tại Km17+100.

Dù đã được chủ đầu tư thông xe vào ngày 10/10/2018, nhưng đến nay, tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình vẫn chưa được phép của Bộ GTVT cho thu phí. Để tránh trạm thu phí và tiết kiệm thời gian, nhiên liệu nên hiện nay các phương tiện đường bộ chủ yếu tham gia lưu thông trên tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình khiến doanh thu trạm thu phí QL6 (cũng để hoàn vốn tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình) bị giảm đến 70% so với thời điểm trước ngày thông xe tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình. "Điều đó đã vô hình chung dẫn đến doanh thu thu phí của trạm QL6 đang bị thấp so với phương án tài chính đã đề ra” – ông Bùi Quang Bát cho hay.

Được biết, với phương án tài chính trong hợp đồng đã ký doanh thu Dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình mỗi tháng thu phí khoảng 10 tỷ đồng nhưng hiện nay chỉ khoảng 3 tỷ đồng. Với doanh thu sụt giảm như vậy dẫn đến đầu tháng 2/2019, ngân hàng cho vay vốn là SHB đã tạm dừng giải ngân cho vay vốn thực hiện dự án. Hiện doanh nghiệp dự án không có đủ nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng tuyến đường.

Không những vậy, theo tính toán, việc chậm chưa được thu phí trạm tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình như hiện nay cứ 1 tháng chưa được thu phí sẽ kéo dài thêm 3 tháng so với thời hạn thu phí toàn bộ dự án.

Như vậy, do việc chậm thu phí hoàn vốn (dự kiến thu từ 1/11/2018) đến nay vẫn chưa được phép triển khai đã dẫn đến kéo dài thời gian thu phí cho cả dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai -Hòa Bình từ trên 27 năm ban đầu nay lên đến trên 29 năm.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ tạm dừng phục vụ đối với các phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình kể từ 0 giờ ngày 15/4/2019.

Cũng theo ông Bùi Quang Bát, mong rằng tới thời gian 15/4/2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cho phép thu phí trên tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình, đương nhiên theo đó, các phương tiện vẫn tham gia giao thông bình thường trên tuyến. Hiện chủ đầu tư đã rất nỗ lực trong việc triển khai dự án, đồng thời mong muốn Bộ GT-VT cùng các đơn vị liên quan chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cùng doanh nghiệp, sớm đưa dự án tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình vào vận hành chính thức.

 

H.T

 

Các tin khác


Nội Bài bốn năm liền lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Ngày 29-3, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài cho biết, Tổ chức quốc tế SKYTRAX vừa công bố kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới. Theo đó, sân bay Nội Bài của Thủ đô Hà Nội lần thứ tư liên tiếp có mặt trong "Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” (World’s Top 100 Airports 2019).

Xã Liên vũ (Lạc Sơn): Sản xuất nông nghiệp sạch hướng tới phát triển bền vững

(HBĐT) -Áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết để cùng phát triển, cam kết đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là những điều nông dân ở xã nông thôn mới Liên Vũ (Lạc Sơn) đang hướng đến để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Thành phố Hòa Bình: Phát triển gần 1.000 lồng nuôi cá trên hồ sông Đà

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản của tỉnh và phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện Hòa Bình, những năm qua, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đã tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên sông Đà và có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi theo quy định. Nhờ đó, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng trên phát triển khá.

Huyện Kỳ Sơn phát triển hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn của huyện Kỳ Sơn đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, huyện tập trung tối đa nguồn lực phát triển giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là tiền đề xây dựng NTM. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 5/9 xã đạt chuẩn NTM.

Huyện Lạc Thủy mở hướng phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, huyện Lạc Thủy có diện tích đất nông nghiệp trên 5.450 ha (chiếm 18,6% tổng diện tích của huyện), đất lâm nghiệp có rừng trên 12.760 ha (chiếm 43,51%). Kết quả phân tích định lượng cho thấy, lớp đất ở Lạc Thuỷ có độ phì khá, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cùng với đó, Lạc Thủy được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khí hậu, lao động, đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để huyện chỉ đạo, định hướng người dân đầu tư phát triển kinh tế trạng trại.

Hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

(HBĐT) - Ngày 29/3, Cục QLTT phối hợp với Hiệp Hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả. Tham dự có các đội QLTT, toàn thể công chức thuộc Cục, đại biểu các sở, ngành: Công Thương, KH & CN, NN & PTNT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục