Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công vừa ký văn bản số 3783/BGTVT-CT ngày 24/4/2019 về việc cho phép tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm km 17+ 100 đường Hòa Lạc- Hòa Bình.
Đường Hòa Lạc- Hòa Bình sẽ thu phí vào 0 giờ 00 phút ngày 3/5/2019.
Theo đó, cho phép Công ty TNHH BOT QL 6 Hòa Lạc- Hòa Bình tổ chức thu tiền dịch vụ tại trạm km 17+100, (địa phận xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn), đường Hòa Lạc- Hòa Bình kể từ 0 giờ 00 phút ngày 3/5/2019 để hoàn vốn đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc- Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hợp đồng BOT. Mức giá cụ hể được thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016, Thông tư 60/2018/TT-BGTVT ngày 21/12/2018 của Bộ GTVT và theo Hợp đồng BOT số 06/HĐ.BOT-BGTVT ngày 10/2/2014, phụ lục hợp đồng BOT SỐ 06/HĐ.BOT- BGTVT/PL 1 ngày 22/3/2019. Công ty TNHH BOT QL 6- Xuân Mai- Hòa Lạc- Hòa Bình tổ chức thu phí dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn giao thông, không để xảy ra điểm nóng về mất an ninh trật tự . Tổng Cục đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng QLNN theo thẩm quyền; chỉ đạo nhà đầu, doanh nghiệp dự án triển khai theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án 2 có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ quyền hạn đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ GTVT quản lý.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài tuyến là 25,7 km, có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17 + 85 - QL 21), điểm cuối tại km 32 + 367, tương ứng với km 67 + 510 - lý trình QL 6 thuộc xã Trung Minh, TP Hòa Bình được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp ba đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h. Dự án do Tổng Công ty 36 liên danh đầu tư theo hình thức BOT. Được khởi công vào tháng 5/2014 với tổng mức đầu tư hơn 2.723 tỷ đồng. Theo hợp đồng BOT đã ký, tuyến đường này bắt đầu thu phí từ ngày 1/11/2018. Như vậy, đến nay, dự án đã bị chậm kế hoạch thu phí gần nửa năm so quy định trong hợp đồng BOT. Tuyến đường rút ngắn 20 km từ Hà Nội đi Hòa Bình so với QL 6, thời gian lưu thông từ TP Hòa Bình đến trung tâm TP Hà Nội chỉ còn khoảng 1 giờ xe chạy.
LC
(HBĐT) - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế và các Phó thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững. Tham dự hội nghị, đầu cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
(HBĐT) -Chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là 1/5 chỉ tiêu khó đạt của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Các ngành chức năng đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Hội nghị lần này có nhiệm vụ đẩy mạnh triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XII về hội nhập quốc tế một cách đồng bộ, toàn diện trong bối cảnh, tình hình mới.
Mặc dù cơ giới hóa (CGH) được coi là "chìa khóa” để chuyển đổi cơ cấu hiệu quả nhất đối với nông nghiệp, nhưng trên thực tế ở nước ta, tỷ lệ áp dụng CGH hiện tại rất thấp. Hiện trạng này dẫn đến tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của nông nghiệp Việt Nam đang ở mức báo động: lúa 10 đến 12%, thủy sản 12%, thịt 14% và rau quả lên tới 32%. Trước thực tế diện tích đất, nhân lực lao động dành cho nông nghiệp ngày càng giảm sút, cộng thêm áp lực phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đã đến lúc phải coi CGH là mệnh lệnh trong chiến lược phát triển.
(HBĐT) -Sáng 22/4, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH TP Hòa Bình (HĐQT NHCSXH TPHB) tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2019.
(HBĐT) -Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cao Phong đã giúp hàng nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.