(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra mục tiêu: Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, ưu tiên đầu tư phát triển vùng động lực, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, giao thông nông thôn; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng du lịch, thương mại… tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển.



Tỉnh tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thành phố Hòa Bình khu trung tâm Quỳnh Lâm.

Căn cứ vào Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã xây dựng nghị quyết, kế hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng, danh mục đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh giai 2017-2020. Từ năm 2016-2019, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 55.177 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư công 10.730 tỷ đồng đầu tư vào giao thông, hạ tầng khu công nghiệp (KCN), đô thị, điện, nước, thoát nước, y tế, du lịch và phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ nguồn lực này đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng KT-XH.

Trước hết, về hạ tầng giao thông có sự thay đổi mạnh mẽ. Nhiều dự án, công trình giao thông quan trọng được đầu tư, đưa vào khai thác mở ra cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh của tỉnh như: đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (Xuân Mai - TP Hòa Bình); đường 433 (Hòa Bình - thị trấn Đà Bắc); đường 435, đường liên xã vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường Hang Kia - Cun Pheo - quốc lộ 6; đường nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1; cầu Hòa Bình 2, 3… Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông các huyện, thành phố cũng được tập trung đầu tư. Chất lượng các nguồn lực đầu tư theo hướng kết nối, đồng bộ, liên kết, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển KT- XH địa phương.

Hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp. Toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó có 1 thành phố loại III, 10 đô thị loại V đã được lập và điều chỉnh quy hoạch, đang được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và mở rộng. Cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng, tỉnh thực hiện đề án sáp nhập huyện, xã, nâng tỷ lệ đô thị từ 14,53% lên 23,1% vào cuối năm 2019. Về hạ tầng KCN, cụm công nghiệp (CCN), tỉnh đã hoàn thành lập và công bố quy hoạch 8 KCN, 15 CCN với tổng diện tích 1.880 ha. Giai đoạn 2016-2019 đã đầu tư khoảng 320 tỷ đồng cho hạ tầng KCN, CCN, toàn tỉnh đã có 4 KCN và 6 CCN có chủ đầu tư. KCN Lương Sơn đã lấp đầy diện tích, KCN bờ trái sông Đà đạt 80% diện tích, KCN Nam Lương Sơn đạt 61,6% diện tích… Hạ tầng điện, thương mại, công nghệ thông tin được đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân.

Toàn tỉnh hiện có 93 chợ, 5 siêu thị, 4 trung tâm thương mại, góp phần quan trọng thúc đẩy giao thương. Cơ sở vật chất y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư. Số phòng kiên cố chiếm 84,6%. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Khoa Nội và chống nhiễm khuẩn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), dự án xử lý nước thải bệnh viện, Bệnh viện Y học cổ truyền và dự án đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện tuyến huyện. Đến nay, 11 huyện, thành phố có sân vận động và nhà thi đấu TD-TT, nhà văn hóa; 50 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 84% thôn, bản có nhà văn hóa, sân thể thao. Với nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nông thôn, đến năm 2019, toàn tỉnh đã có 82 xã đạt tiêu chí NTM, TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM cấp huyện.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Việc huy động vốn đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Nhà nước. Nhiều quy hoạch, đề án, cơ chế đã được ban hành nhưng thiếu nguồn lực thực hiện. Hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ và kết nối kém, nhất là giao thông đối ngoại, giao thông nông thôn. Hạ tầng thông tin thiếu thiết bị, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành còn thấp. Tỷ trọng đầu tư hạ tầng phát triển công nghiệp hạn chế…

Hiện nay, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Trong đó, tập trung triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2020, phấn đấu nâng cấp đô thị TP Hòa Bình lên đô thị loại III, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng, thị trấn Mai Châu lên đô thị loại IV, nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức phù hợp, giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng KT-XH, ưu tiên phát triển hạ tầng vùng động lực, hạ tầng KCN, CCN, đô thị; khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch Mai Châu. Tập trung nguồn vốn hoàn thành đầu tư, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường liên xã vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn, đường Hang Kia - Cun Pheo - quốc lộ 6; triển khai các cầu qua sông Đà; tuyến cao tốc thành phố Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La)… Bên cạnh đó, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các dự án lớn tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai, tạo sức lan tỏa về phát triển đô thị, thương mại, du lịch dịch vụ theo quy hoạch, tạo sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH trong những năm tới.


Lê Chung

Các tin khác


Phê duyệt kết quả xếp hạng và cấp giấy chứng nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2019.

Doanh nghiệp khu công nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - 9 tháng năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) ổn định, nhiều doanh nghiệp (DN) dự định mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp tích cực cho giá trị xuất khẩu, NSNN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Sáng mai, khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sáng mai (2/11), tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh (xã Sủ Ngòi – TP Hòa Bình) sẽ khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019 (Lễ hội và Hội chợ).

Tăng cường kiểm tra, rà soát các phương tiện được miễn giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ

(HBĐT) - Thực hiện ý kiến của Bộ GTVT về việc chấp thuận phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí của Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Văn bản số 6862, ngày 16/10/2019 về việc giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí này; thời gian thực hiện từ 0h00 ngày 1/11/2019.

Thu, chi ngân sách ngày càng tích cực

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng bền vững hơn. Đồng thời Bộ trưởng cũng cho biết nghiêm túc tiếp thu ý kiến phát biểu của các Đại biểu Quốc hội về thu, chi NSNN.

Hỗ trợ trên 170 triệu đồng trang bị máy móc tiên tiến trong may công nghiệp

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức nghiệm thu Đề án khuyến công địa phương năm 2019 với nội dung "Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong may công nghiệp". Đơn vị thụ hưởng là cơ sở may Thành Đạt, địa chỉ xã Tu Lý (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục