(HBĐT) - Với mục tiêu bảo tồn và phát triển giống cây địa phương, năm 2019, huyện Tân Lạc triển khai dự án liên kết tiêu thụ quýt Nam Sơn theo chuỗi giá trị. Qua đó, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân xã vùng cao, cung cấp sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.


Nông dân xã Vân Sơn (Tân Lạc) thu hoạch quýt Nam Sơn niên vụ 2019 - 2020, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bùi Văn Đồng, xóm Tớn Trong, xã Vân Sơn (Tân Lạc) cho biết: Gia đình tôi trồng trên 1 ha quýt, gồm các giống quýt ngọt, quýt cổ, quýt dẹt bánh xe. Năm 2019, gia đình được hướng dẫn, tham gia vào dự án liên kết tiêu thụ quýt Nam Sơn do huyện triển khai, toàn bộ diện tích quýt của gia đình đều tuân thủ các quy trình kỹ thuật VietGAP. Chúng tôi được cán bộ chuyên môn tập huấn, hướng dẫn KHKT, tư vấn cách lựa chọn, sử dụng phân bón hữu cơ để chăm sóc cho cây. Nhờ đó, có thêm kiến thức thâm canh, sản xuất theo hướng an toàn. Sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ tin tưởng hơn, thu nhập vì thế cũng khá hơn. Niên vụ vừa qua, với khoảng 60% diện tích đang cho thu hoạch, gia đình tôi thu về trên 300 triệu đồng, tăng trên 100 triệu đồng so với những năm 2014, 2015.

Dự án liên kết tiêu thụ quýt Nam Sơn được triển khai từ đầu năm 2019 trên địa bàn xã Vân Sơn, với tổng diện tích 30 ha. Sản phẩm theo chuỗi là các loại quýt dẹt bánh xe, quýt ngọt, quýt chua ngọt, quýt cổ. Các đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ bao bì, kinh phí để đưa sản phẩm đi giới thiệu tại các lễ hội. Hộ tham gia dự án được hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất VietGAP, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Phát triển sản xuất quýt Nam Sơn theo chuỗi giá trị, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Trình độ thâm canh của người dân ngày càng nâng cao nhờ được tập huấn KHKT, tiếp cận với quy trình sản xuất VietGAP, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của huyện. Dự án triển khai trên diện tích quýt ở thời kỳ kinh doanh, không làm thay đổi hiện trạng đất và tài nguyên nước, không gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với việc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận, cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, sau khi được đánh giá và chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, quýt Nam Sơn ngày càng khẳng định chất lượng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ý thức sản xuất của người nông dân đã dần thay đổi, có đầu tư, áp dụng quy trình kỹ thuật. Các đơn vị tham gia dự án làm tốt vai trò tiêu thụ sản phẩm, chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Từ đó, sản phẩm được tiêu thụ ổn định, nâng cao vị thế trong sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khách hàng chủ yếu đến từ các tỉnh, thành phố như: Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Thanh Hóa…

Đến nay, với tổng nguồn vốn thực hiện dự án 815 triệu đồng, trên 26,25 ha quýt đã được hỗ trợ 100% chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP. Với năng suất ước đạt 20 tấn/ha, giá thành từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, thu nhập bình quân của các hộ trồng quýt hiện đạt 300 - 350 triệu đồng/ha. Dự kiến trong năm nay, thu nhập bình quân của các hộ sẽ tăng lên 400 - 450 triệu đồng/ha.


Thu Hằng


Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Huyện Đà Bắc: Huy động nguồn lực xây dựng 4 xã nông thôn mới nâng cao

Theo Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, đến hết năm 2023, toàn huyện có 4/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Tú Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Toàn Sơn; có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Yên Hòa); 11 xã còn lại mức tiêu chí đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Tổng số tiêu chí đạt được của toàn huyện là 209 tiêu chí, trung bình đạt 13,06 tiêu chí/xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục