(HBĐT) - Những năm qua, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Từ đó, thu nhập ngày càng được nâng cao, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, đóng góp cho phát triển KT-XH địa phương.


Mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô, lạc sang cây có múi, nuôi gà, mô hình kinh tế tổng hợp của chị Bùi Thị Biên, xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/năm. 

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, từ diện tích vườn tạp, kém hiệu quả, nhiều hộ dân tại xóm Rộc, Vố Dấp, Yên Thời… đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đồng thời đẩy mạnh áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo ra những sản phẩm chất lượng. Từ năm 2015 đến nay, toàn xã đã chuyển đổi 120 ha đất sản xuất sang trồng cây ăn quả, 60 ha chuyển sang trồng các loại rau, màu. Nhiều diện tích lúa, ngô, sắn, mía đã nhường chỗ cho bí xanh, cây có múi… Với ảnh hưởng từ dịch bệnh, người dân chuyển đổi hướng nuôi lợn, tận dụng chuồng trại để nuôi gia cầm, dê cho giá cả, đầu ra ổn định hơn.

Chị Bùi Thị Biên, xóm Vố Dấp cho biết: Trước đây, gia đình tôi đã thử nhiều loại cây trồng, vật nuôi truyền thống, nhưng đều không mang lại hiệu quả. Mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng sang loại có giá trị kinh tế cao hơn, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật do xã tổ chức, đến nay, kinh tế gia đình đã ổn định, thu nhập được nâng cao. Với 1 ha bưởi, hơn 2.000 con gia cầm, thu nhập đạt 90-100 triệu đồng/năm, đời sống của gia đình tôi dần ổn định hơn trước.

Thời gian qua, xã tích cực phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn về trồng cây có múi, chăm sóc bí xanh, phòng trừ sâu bệnh cho bà con Nhân dân. Đẩy mạnh áp dụng KH-KT, áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, nhờ đó, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi được cải thiện, nâng cao. Hiện, toàn xã gieo trồng 352 ha lúa, 91 ha ngô, 128 ha sắn, 73 ha lạc, 48 ha khoai, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt qua từng năm. Nhờ đổi thửa, chuyển đổi cây trồng hiệu quả, trên địa bàn xã đã hình thành vùng chuyên trồng cây có múi tại xóm Rộc, Vố Dấp, với tổng diện tích 120 ha; vùng trồng bí xanh, rau các loại tại 3/6 xóm, với tổng diện tích 108 ha. Bên cạnh đó, xã có đàn dê 1.282 con với 10 nhóm hộ nuôi, gần 43.000 con gia cầm với 9 trang trại, ong 347 đàn. Qua tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, học tập trao đổi kinh nghiệm, các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế, chất lượng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Thời gian qua, xã đã chủ động liên kết với các thị trường tiêu thụ nông sản, tìm kiếm các công ty bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho bà con. Tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng, nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên làm giàu, xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến, thu nhập cao như các ông: Quách Văn Bồi (xóm Rộc) với vườn bưởi 4,5 ha, cho thu nhập 250-300 triệu đồng/năm; Quách Văn Cường với vườn cam 4 ha, cho thu nhập 250 triệu đồng/năm…

Đồng chí Quách Văn Ngớt, Chủ tịch UBND xã Hữu Lợi cho biết: "Những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã về phát triển KT-XH, xã xây dựng các kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện cải tạo vườn tạp, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Từ đó đã mang lại những hiệu quả rõ nét, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 22,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 22,3%, xã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới".


Hoàng Anh


Các tin khác


Phát triển ngành thương mại, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và phát triển nhanh ngành thương mại, dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Đồng thời, thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

Tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) -Xác định phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, tỉnh đã xây dựng các nghị quyết ngắn hạn, dài hạn và chương trình hành động để cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ đạo của T.Ư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện. Theo đó, đã tạo được những dấu ấn sắc nét trong công tác GNBV.

Triển vọng phát triển giống bò lai 3B

(HBĐT) - Với mục tiêu cải tạo đàn bò của tỉnh, mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc, năm 2018, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản bắt đầu thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của bò lai (bò đực BBB lai với bò cái lai Sind) nuôi tại tỉnh Hòa Bình’’. Đến nay, thế hệ F1 của giống bò lai thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế

(HBĐT) -Theo thống kê năm 2019, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xây dựng, phát triển gần 600 trang trại, gia trại. Trong đó, 58 trang trại phát triển hiệu quả cho thu nhập từ 250 - 500 triệu đồng/năm. Qua đó, thu nhập của hội viên CCB đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.

6 tháng, giá trị xuất khẩu ước đạt trên 371,9 triệu USD

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong quý I, dịch bệnh tác động tới hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Bước sang quý II, hoạt động xuất khẩu của tỉnh phải đối mặt thêm nhiều thách thức, nhất là tình hình dịch bệnh ở các nước tại khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông diễn biến phức tạp. Các nước áp dụng các biện pháp đóng cửa, hạn chế đi lại tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục