Sáng 8-7, tại cảng nước Nghiêng thuộc khu vực đập thủy điện Sơn La, Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La phối hợp UBND huyện Mường La tổ chức lễ thả cá bổ sung cá giống cho thủy vực hồ thủy điện Sơn La.

Thả bổ sung cá giống trên hồ thủy điện Sơn La.

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích mặt nước nội địa lớn nhất trong cả nước, với hơn 100 hồ chứa lớn, nhỏ, có diện tích hơn 23.000 ha; trong đó, lớn nhất là hồ chứa thủy điện Sơn La và hồ chứa thủy điện Hòa Bình.

Riêng hồ thủy điện Hòa Bình và hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận tỉnh Sơn La có diện tích 20.900 ha, nằm trải dài trên địa phận của 44 xã, thuộc tám huyện. Đây là một nguồn tài nguyên vô giá, cung cấp nguồn lợi thủy sản phong phú và cũng là nơi định cư, sinh sống của hàng nghìn hộ dân.

Nhận thức được giá trị, vai trò quan trọng và to lớn đó từ các hồ chứa thủy điện, thủy lợi của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã hết sức quan tâm đến phát triển thủy sản và khai thác các tiềm năng từ các lòng hồ mang lại. Nhờ đó, những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn được mở rộng, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng được tăng lên, giá trị thu nhập từ nguồn lợi thủy sản ngày càng nâng cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn, áp lực lên việc khai thác, đánh bắt thủy sản dẫn đến hiện tượng khai thác không đúng quy định, mang tính hủy diệt, như: sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc hại và các loại vó bè có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác thủy sản. Khai thác một cách cạn kiệt dẫn đến sản lượng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La sụt giảm. Một số loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như: cá anh vũ, cá lăng chấm, cá chiên, cá chày đất và một số loài cá khác. Do vậy, hoạt động thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên là một việc làm hết sức cần thiết.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mường La Nguyễn Văn Tâm, cho biết, đây là đợt thả cá giống nằm trong chương trình thả cá giống các thủy vực trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020. Cá giống thả lần này do HTX thủy sản Xuân Phúc 689 Quỳnh Nhai (Sơn La) cung cấp, với hơn 2,5 tấn cá, gồm: cá mè trắng 42.480 con, cá trôi 42.480, cá chép 57.120 con, cá lăng 8.250 con, trị giá 910 triệu đồng.

Đây là hoạt động nhằm bổ sung một số giống cá, loài thủy sản bản địa, nhất là các loại giống quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế đang bị suy giảm, góp phần tái tạo, đa dạng hóa nguồn lợi thủy sản trong thủy vực tự nhiên tại hồ thủy điện Sơn La.

Chi Cục trưởng Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toàn, cho biết, ngoài mục đích bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đây còn là một hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa kêu gọi mọi người dân cùng chung tay ra sức bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bằng cách không đánh bắt cá bằng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các ngư cụ cấm, nhất là các loại vó bè có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định như hiện nay. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm áp lực lên hoạt động khai thác thủy sản.

Ngay sau khi thả cá giống, UBND huyện Mường La đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành theo dõi, bảo vệ tốt đàn cá mới thả, cấm các hoạt động khai thác quanh khu vực thả cá trong 15 ngày, trong vòng bán kính 10 km.

Theo NhanDan




Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ thi công và giải phóng mặt bằng dự án đường tỉnh 435

(HBĐT) - Chiều 7/7, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về tình hình triển khai thi công và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 435 (đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong). Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Hội viên nông dân đóng góp trên 106.000 ngày công lao động xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trên địa bàn cùng chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí NTM. 

Huy động các nguồn lực phát triển  dịch vụ và sản xuất nông nghiệp bền vững

(HBĐT) - Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Bùi Văn Dùm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi về những kết quả đạt được, những giải pháp khai thác thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển KT-XH.

Khởi sắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 7, hòa chung không khí thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXIII, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Nam Thượng quyết tâm đẩy nhanh tiến độ để hướng tới đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2020. Bước qua chặng đường dài với nhiều cột mốc quan trọng, diện mạo của xã ngày nay đã hoàn toàn khác so với 10 năm trước - khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện và đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015.

Xã Vầy Nưa trăn trở tìm hướng tiêu thụ cá lồng

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế có 6/8 xóm tiếp giáp với vùng lòng hồ Hòa Bình, diện tích mặt nước khoảng 1.600 ha, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng, nhằm giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn xã có gần 600 lồng cá, với 320 hộ dân tham gia phát triển mô hình. Tuy nhiên, tính đến hết quý II/2020, sản lượng tiêu thụ cá chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, các hộ dân chăn nuôi thủy sản đang gặp khó trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, loay hoay tìm đầu ra.

Huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP

(HBĐT) - Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình OCOP, huyện Tân Lạc đã rà soát, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh đối với những sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đăng ký ý tưởng tham gia Chương trình OCOP. Giai đoạn 2018 - 2020, huyện đăng ký 10 sản phẩm, định hướng đến năm 2030 đăng ký 18 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục