(HBĐT) - Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, một số băn khoăn của doanh nghiệp (DN) như DN có được sử dụng hóa đơn điện tử song song với hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử có được phép lập bảng kê hay không, DN có phải hủy hóa đơn giấy khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử không... được hướng dẫn như sau:

Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/6/2022, trong trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, nhưng cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03/DL - hóa đơn điện tử - phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).  

Nghị định cũng nhấn mạnh, riêng trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/6/2022, nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.  

Doanh nghiệp có phải hủy hóa đơn giấy đang sử dụng không? 

Nghị định quy định, đối với DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn trước ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành, thì được tiếp tục dùng hóa đơn đang sử dụng đến hết ngày 30/6/2022. Đồng thời, thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ. 

Khai thuế theo thời điểm ký hóa đơn hay thời điểm lập hóa đơn?  

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn, thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. Như vậy, hóa đơn điện tử có chữ ký khác ngày lập vẫn được xem là hóa đơn hợp pháp. 

Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy  

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định rõ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu, miễn là việc chuyển đổi phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử với hóa đơn, chứng từ giấy.

Khi đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, mà không yêu cầu bắt buộc bên bán phải ký xác nhận trên hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử. 

Hóa đơn điện tử có được phép dùng bảng kê kèm theo không?

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định, đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. 

Tuy nhiên, hóa đơn phải ghi rõ "kèm theo bảng kê số..., ngày... tháng... năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức "thuế suất GTGT” và "tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ "kèm theo hóa đơn số ngày... tháng... năm”. Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn, thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá. 

Xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót 

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định rõ, trường hợp sai sót về tên, địa chỉ của người mua, nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác, thì người bán được lập thông báo cho người mua, cơ quan thuế. Đồng thời, người bán không phải lập lại hóa đơn. Đối với các trường hợp sai sót khác DN có thể lựa chọn 1 trong 2 cách là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. Trên hóa đơn điện tử mới thay thế, hoặc điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ "Thay thế/ điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm". Ngoài ra, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP còn quy định nhiều nội dung khác, tạo điều kiện cho DN chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử một cách thuận lợi.                               


                    
Văn Hồng Quý (Cục Thuế tỉnh)

Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 (đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong) có chiều dài toàn tuyến 10,192 km, quy mô đoạn từ km0+00 - km4+00 thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố gom đô thị; đoạn từ km4+00 - km10+192,13 thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV - đồng bằng. Dự án được giãn hoãn tiến độ theo nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức đầu tư giảm 35 tỷ đồng, còn 248 tỷ đồng, vốn ngân sách T.Ư Chương trình hỗ trợ phát triển KT - XH các vùng. Dự án khởi công tháng 11/2016, dự kiến thời gian hoàn thành đến 31/12/2020.

Thêm 38 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Trong tháng 10, tỉnh đã phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 1.423 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 2 dự án đầu tư. Lũy kế trong 10 tháng năm 2020, tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 38 dự án; trong đó có 36 dự án trong nước, vốn đăng ký 16.829 tỷ đồng và 2 dự án FDI, số vốn đăng ký 3,6 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 590 dự án đầu tư; trong đó có 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 587,6 triệu USD và 549 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 87.193 tỷ đồng.

Đoàn Thanh niên xã Toàn Sơn: Hỗ trợ, thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên xã Toàn Sơn (Đà Bắc) hiện có gần 370 đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN), sinh hoạt tại 7 chi đoàn. Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả, Đoàn xã ngày càng khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sức trẻ, cổ vũ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy, lan tỏa những đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng cho đông đảo ĐV-TN trên địa bàn.

10 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 35.670 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2020, các chương trình khuyến công tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ sở công nghiệp đã quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng ở các ngành gia công. Tiểu thủ công nghiệp phát triển đã giải quyết nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

Sản phẩm OCOP 3 sao thịt dê núi Lương Sơn

(HBĐT) - Sản phẩm thịt dê núi Lương Sơn của HTX Nông nghiệp Hòa Bình, thôn Yên Lịch, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) vừa được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Được gắn sao OCOP cấp tỉnh đã khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm thịt dê núi Lương Sơn. 

Quyết liệt chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 04 - CT/TU ngày 20/11/ 2015 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cụ thể hóa nội dung Chỉ thị bằng ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy mạnh công tác thu NSNN nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhiệm vụ thu NSNN cũng được các Huyện uỷ, Thành uỷ quan tâm chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là trong công tác thu tiền sử dụng đất (SDĐ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục