(HBĐT) - Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cung ứng điện, giảm thời gian mất điện cho khách hàng, thời gian qua, Điện lực Cao Phong đã ứng dụng công nghệ rửa sứ hotline tại các trạm biến áp (TBA) và đường dây điện.


Công nhân Điện lực Cao Phong vệ sinh trạm biến áp không cần cắt điện. 

Một ngày đầu tháng 11, nhiều người dân ở xã Bình Thanh (Cao Phong) tỏ ra ngạc nhiên, khi chứng kiến những công nhân điện lực "tưới” nước cho đường dây đang mang điện mà không xảy ra chập, cháy điện. Đây là lần đầu tiên, Điện lực Cao Phong áp dụng công nghệ rửa sứ hotline trong vệ sinh, bảo trì lưới điện trên địa bàn quản lý. Theo đó, khi áp dụng công nghệ này, công nhân ngành điện sẽ phun nước (nước đã lọc hết thành phần dẫn điện) áp lực cao, để rửa sạch bụi bẩn bám trên đường dây điện, TBA. Anh Vũ Thế Long Tuyên, công nhân quản lý, vận hành đường dây và TBA Điện lực Cao Phong cho biết: Do hệ thống lưới điện phải tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn từ môi trường, nếu kéo dài sẽ gây rò điện, làm tổn thất điện năng. Độ bẩn tích tụ nhiều, kết hợp độ ẩm cao và sương mù, có thể dẫn đến phóng điện dọc theo bề mặt chuỗi cách điện, gây ra sự cố pha - đất, làm gián đoạn cung cấp điện ổn định. Do đó, việc vệ sinh lưới điện có ý nghĩa rất quan trọng trong vận hành lưới điện, nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn đến với khách hàng.

Trước đây, khi chưa áp dụng công nghệ rửa sứ hotline, để vệ sinh các TBA và đường dây điện, Điện lực phải lên phương án cắt điện, huy động một lực lượng lớn công nhân tham gia. Việc cắt điện gây nhiều thiệt hại cho hệ thống điện, như tăng tổn thất điện năng, mất sản lượng điện năng, gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng. Vệ sinh lưới điện theo hình thức truyền thống đòi hỏi nhiều nhân lực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, khi công nhân phải làm việc ở độ cao từ 16 - 18 m. Với việc áp dụng công nghệ rửa sứ hotline giúp giảm nhân lực, thời gian thực hiện, đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt không phải cắt điện nên không ảnh hưởng đến khách hàng.

Theo anh Tuyên, để áp dụng được công nghệ này, công nhân phải được bồi dưỡng, huấn luyện, làm chủ được các thiết bị công nghệ tiên tiến. Khi thực hiện ngoài hiện trường, phải đảm bảo sức khỏe, tinh thần, nắm vững nội dung công việc; các thành viên trong đội phối hợp nhịp nhàng với nhau. Quan trọng nhất là nắm được các vị trí xung yếu, những vị trí có thể gây ra sự cố để điều chỉnh được áp lực nước. Quan sát thực tế, có thể thấy được sự tỉ mỉ, thận trọng của anh Tuyên và đồng nghiệp trong tất cả các bước, để thực hiện vệ sinh lưới điện mà không cần cắt điện. Nước rửa sứ đã được lọc qua máy lọc nước RO, đảm bảo không còn thành phần dẫn điện, được kiểm tra thêm một lần nữa trước khi phun rửa TBA và đường dây. Đội của anh Tuyên có 5 người, trong đó, 1 người trực tiếp phun rửa, 1 người chỉ đạo thông qua loa cầm tay, 3 người còn lại hỗ trợ tăng, giảm áp lực nước, điều khiển trục nâng.

Động tác thuần thục, sự phối hợp giữa các thành viên nhịp nhàng, chỉ mất từ 5 - 8 phút đội đã hoàn thành vệ sinh cho 1 TBA, con số này thấp hơn nhiều lần so với việc vệ sinh trước đây (trước đây mất từ 30 phút - 1 h cho 1 TBA). Với việc ứng dụng công nghệ vệ sinh sứ hotline đã đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, giúp giảm tổn thất điện năng, góp phần đảm bảo an toàn lao động, phù hợp với xu thế phát triển của nền công nghiệp hiện đại.

Viết Đào

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục