Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, tình huống, chuẩn bị mọi phương án và các biện pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phát hiện nhanh, hành động quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian ngắn nhất, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập, lan rộng.


Ảnh minh họa

Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2021.

Nghị quyết nêu rõ: Các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, tình huống, chuẩn bị mọi phương án và các biện pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phát hiện nhanh, hành động quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian ngắn nhất, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập, lan rộng. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 và Thông báo 22/TB-VPCP ngày 30/1/2021 của Văn phòng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch, chịu trách nhiệm về công tác này trên địa bàn, trong đó ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động các phương án ứng phó với các cấp độ của dịch; rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để lây lan trên diện rộng; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; không tập trung đông người.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cách ly y tế; tăng cường năng lực lấy mẫu, xét nghiệm nhanh; kiểm soát các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường biển, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn nhập cảnh trái phép; tổ chức việc cách ly đối với cán bộ ngoại giao và chuyên gia nước ngoài nhập cảnh theo đúng quy định; tăng cường hỗ trợ chuyên môn, năng lực điều trị tại các địa phương, cơ sở y tế; chú trọng chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở lưu trú, công sở, trụ sở, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…; bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng đủ hàng hóa, lương thực, sinh phẩm y tế; tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa (kể cả ra vào vùng dịch) gắn với bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch; tạm dừng lễ hội, sự kiện đông người không cần thiết; thực hiện nghiêm túc khai báo y tế bắt buộc đối với người đến từ vùng dịch và đẩy mạnh khai báo y tế toàn dân.

Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án mua vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19 của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam để người dân sớm tiếp cận trong quý I/2021; tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trong nước, ưu tiên sử dụng vắc-xin trong nước nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, UBND cấp tỉnh tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để người dân đề cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, lo lắng; khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là không đeo khẩu trang nơi công cộng; triển khai cài đặt các ứng dụng phòng, chống COVID-19 để chủ động phòng ngừa; thông báo cho chính quyền về các trường hợp nhập cảnh trái phép, nghi mắc hoặc đi, về từ vùng có dịch.

Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Theo Nghị quyết, từng bộ ngành địa phương khẩn trương quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chỉ đạo quyết liệt triển khai kịp thời chương trình hành động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động rà soát các giải pháp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, căn cứ vào diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và tình hình tác động của dịch bệnh để đề xuất thực hiện các chính sách giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng hợp lý, phát triển thương mại điện tử…

Bảo đảm điều kiện để mọi gia đình đều có Tết, triển khai công việc ngay sau Tết không để đình trệ

Nghị quyết nêu rõ, các Bộ, cơ quan địa phương cần kết hợp vừa phòng chống dịch vừa bảo đảm các điều kiện để người dân đón Tết với tinh thần không để ai thiếu Tết, mọi gia đình đều có Tết, đặc biệt là những đối tượng chính sách, người nghèo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương chủ động chỉ đạo chấn chỉnh việc tổ chức lễ hội và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Trong thời gian nghỉ Tết, yêu cầu các Bộ, cơ quan địa phương thường xuyên nắm tình hình, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo thường trực Chính phủ tình hình Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 vào ngày 17/2/2021.

Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, không dùng ngân sách nhà nước, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi. Triển khai công việc ngay sau Tết, không để công việc bị gián đoạn, đình trệ.


Theo Báo Chính phủ

Các tin khác


Viết tiếp khúc ca ánh điện sông Đà

(HBĐT) - "Anh lên đây với quê em/Đất Mường xây thành phố/Gọi tên con sông quê hương/ Từng mang bao ước hẹn/Anh tới quê em vượt bao ghềnh thác/Nghe âm vang từ trong con lũ/Niềm hạnh phúc ánh điện sông Đà...". Đã biết bao lần nghe ca khúc "Tiếng gọi sông Đà" của nhạc sỹ Trần Chung, vậy mà mùa xuân này, nghe lời ca rộn ràng mà sâu lắng cất vang bên công trình thủy điện Hòa Bình khiến lòng chộn rộn, xốn xang đến lạ. Cũng phải thôi, bởi khởi đầu xuân mới, nơi đây tàu xe lại ngược xuôi và lại "âm vang tiếng máy reo" của một công trình mới mang nhiều ý nghĩa - công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR).

Vững vàng vượt qua thử thách, thực hiện khát vọng xây dựng tỉnh Hòa Bình giàu mạnh

(HBĐT) - Năm 2020 là năm đầy khó khăn, thách thức và có nhiều biến động mạnh trên các mặt của đời sống xã hội. Tình trạng khô hạn đầu nguồn sông Đà; đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp đã tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Song, bằng niềm tin, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và sự cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thực hiện khát vọng phát triển, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng. Trước thềm xuân Tân Sửu 2021, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với đồng chí BÙI VĂN KHÁNH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh thăm, chúc Tết các đơn vị trực Tết

(HBĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngày 8/2, đoàn công tác do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phos Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm và chúc Tết các đơn vị trực Tết, gồm: Điện lực thành phố Hòa Bình; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đang làm nhiệm vụ. Tham dự đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành và Văn phòng UBND tỉnh.

Dấu ấn công nghiệp vượt khó

(HBĐT) - Tờ lịch cuối cùng của năm 2020 được bóc, cũng có nghĩa khép lại một năm đầy khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và dịch bệnh, thiên tai bất thường đến các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Trong đó, không thể không nói tới những tác động tiêu cực đến sản xuất - kinh doanh (SX-KD) của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc trách nhiệm của các sở, ngành chức năng, trên hết là sự năng động, nhanh nhạy để thích ứng với thời cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đã giúp ngành công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.

Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Nhiều năm trở lại đây, với sự tập trung phát triển đô thị hóa (ĐTH) và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã tạo động lực thúc đẩy KT-XH của tỉnh ngày càng phát triển.

Thành phố "thay áo mới”

(HBĐT) - Xuân đã về! Dòng Đà Giang vẫn êm đềm uốn lượn tựa dải lụa qua thành phố Hòa Bình mến yêu. Vậy mà ta như lạ, như quen giữa thành phố bên sông Đà. Hòa vào dòng người tấp nập đi siêu thị, trung tâm thương mại, đi chợ sắm Tết, ngắm phố phường thênh thang với những con đường lớn bên những công trình mới sừng sững mà lòng lâng lâng, ngỡ như thực, như mơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục