(HBĐT) -Thời gian qua, nhiều HTX phi nông nghiệp (PNN) đã năng động, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Một số sản phẩm của HTX PNN tạo uy tín trên thị trường, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh như: Dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); homestay bản Lác - HTX dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ bản Lác, du lịch cộng đồng Hang Kia - HTX dịch vụ và nông nghiệp Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu)…

 


Sản phẩm thổ cẩm dệt tay của của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

ủy ban nhân dân tỉnh có nhiều chủ trương khuyến khích, phát triển HTX ở tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực PNN, tỉnh chú trọng phát triển tại các địa phương có làng nghề, làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển HTX dịch vụ vận tải, điện năng, vệ sinh môi trường… Từ đó, tạo "làn gió mới” cho các HTX PNN phát triển, số lượng, chất lượng hoạt động của các HTX PNN được nâng cao. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 97 HTX PNN hoạt động, trong đó, 28 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 40 HTX thương mại dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 13 HTX hoạt động trong lĩnh vực điện năng...; thu hút trên 7.000 thành viên với 21.700 lao động; thu nhập bình quân đạt 4 - 4,5 triệu đồng/người/năm. Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, thời gian qua, các HTX PNN trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng ngành nghề, dịch vụ; năng động, quản lý khá bài bản, tài chính công khai, sản phẩm, dịch vụ uy tín. 

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ cao, mở rộng quy mô hoạt động, tạo ra sản phẩm chất lượng như các HTX cơ khí, gia công cơ khí, chế biến đồ gia dụng, mỹ nghệ, mây tre đan.

Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: HTX được thành lập từ năm 2013. Ban đầu, các sản phẩm chủ yếu là khăn, vải, trang phục truyền thống của người dân tộc Thái, tất cả đều được làm thủ công, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Để các sản phẩm có chất lượng, đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị máy khâu chạy bằng mô tơ điện, máy vắt sổ, khung dệt. Đến nay, quy mô sản xuất của HTX lên 45 khung dệt truyền thống và 17 máy khâu, tạo việc làm cho 21 lao động. Với đôi tay khéo léo và sự sáng tạo,  phụ nữ Thái đã làm ra nhiều loại phụ kiện như túi, ví, mũ, thú bông màu sắc sặc sỡ, đa dạng về mẫu mã, hoa văn. HTX tích cực tham gia các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh trên cả nước. Sản phẩm của HTX có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố như:      Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Đà Nẵng… Ngoài ra, HTX còn cung cấp vải dệt cho thị trường Pháp. Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX, nhưng HTX vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/lao động/tháng.  

Với những chính sách hỗ trợ HTX phát triển, cùng sự nỗ lực đổi mới các HTX PNN góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, tuy nhiên, các HTX PNN còn gặp khó khăn như: Đa số HTX PNN quy mô hoạt động còn nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, khoảng từ 7 - 20 thành viên/HTX; nhiều HTX PNN gặp khó khâu vay vốn, nhất là tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất. Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động tại các HTX PNN hạn chế về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đặc biệt là yếu về năng lực công nghệ thông tin, kinh doanh quốc tế, nhận thức pháp luật về thuế, quản lý tài chính, kế toán, quản lý nhân sự... Mặt khác, phần lớn các HTX chưa có trụ sở làm việc, vì vậy khó phát triển bền vững. 

 Để tháo gỡ khó khăn giúp HTX PNN mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện để các HTX PNN có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Liên minh HTX tiếp tục làm cầu nối cho các HTX PNN liên kết, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; thường xuyên mở các lớp đào tạo, chuyển giao KH-KT, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động và chính sách thu hút đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn làm việc tại các HTX PNN; hỗ trợ HTX PNN xúc tiến thương mại… 

                                                                                     Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư

(HBĐT) - Tân Lạc - Mường Bi, vùng đất giàu bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, riêng có, là những tiềm năng để phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch cộng đồng, công nghiệp, dịch vụ. Nhằm khai thác lợi thế này, huyện Tân Lạc đã có những việc làm, giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, phát triển KT-XH bền vững.

Thành lập Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành quyết định về việc thành lập Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

Hội Nông dân huyện Lạc Thủy: Đa dạng hoạt động hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Mạnh dạn xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, cung cấp thiết bị, vật tư nông nghiệp; tổ chức đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KH-KT; hỗ trợ hội viên thành lập HTX, tổ hợp tác; tư vấn, trợ giúp pháp lý... là những cách làm đã, đang được Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy triển khai có hiệu quả để hỗ trợ nông dân. Qua đó, góp phần giúp hội viên phát huy thế mạnh của địa phương vươn lên làm giàu.


Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 1/4, tại trụ sở Cục Thuế tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh đã trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hương Nga, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chúc mừng. 

Mở hướng cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm đã, đang phát triển sản xuất hàng hóa như: Nhãn, thanh long, chuối, bí xanh, bí đỏ; đặc biệt, nhiều sản phẩm lợi thế vùng miền như: Mía tím, chè, ngô nếp, quả ôn đới, cây gia vị và cây dược liệu. Nhiều sản phẩm nêu trên đã, đang được xuất khẩu (nhãn, chuối, mía, bí, rau, dưa chuột, gừng...). Các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh ban hành đề án, nghị quyết phát triển cấp mã số vùng trồng (MSVT) cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, đưa Hòa Bình thành một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện đồng bộ hoạt động này.

Tìm kiếm cơ hội để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN

Mức lãi suất cho vay bình quân hiện nay thấp hơn mức bình quân của ASEAN+4. Quan điểm của NHNN là: Nếu các chỉ số diễn biến hợp lý, sẽ cố gắng điều hành theo xu hướng hạ lãi suất huy động và cho vay. NHNN sẽ đề nghị các tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm các chi phí, để tiếp tục hạ lãi suất khi có điều kiện trong năm 2021 để hỗ trợ doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục