Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số. Hoàn thành trong tháng 8/2021.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số, một số nước đã nhận ra cơ hội để sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình.

Tại Việt Nam, kinh tế số và xã hội số thời gian qua phát triển tự phát nhưng tăng trưởng khá nhanh. Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bộ TT&TT cũng nhận định, chúng ta đang có những cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế số. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vươn lên.

Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăng nhanh sẽ tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số.

Việt Nam còn nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. COVID-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh tế số và xã hội số Việt Nam cũng đang đối mặt với những tồn tại, hạn chế và thách thức lớn như: hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh, các nền tảng số Make in Vietnam còn non trẻ lại bị cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài… và đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.

Bộ TT&TT cho rằng, các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có chiến lược để định hướng, dẫn dắt của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số làm căn cứ để huy động rộng rãi các nguồn lực của các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc rất cần thiết. 


Theo Chinhphu.vn

Các tin khác


''Cởi trói'' cho doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù được kỳ vọng sẽ là những "quả đấm thép” giúp nền kinh tế mạnh mẽ vươn lên, nhưng thực tế cho thấy khối doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là sử dụng vốn chưa hiệu quả.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ ủy thác tín dụng chính sách chiếm 99,9% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Sơn, đến hết tháng 3, dư nợ ủy thác qua Hội, đoàn thể nhận ủy thác trên địa bàn huyện trên 444,6 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân hơn 116 tỷ đồng (chiếm 26,1%); Hội Phụ nữ hơn 122,4 tỷ đồng (chiếm 27,5%); Hội Cựu chiến binh 100,7 tỷ đồng (chiếm 22,7%); Đoàn Thanh niên 105,3 tỷ đồng (chiếm 23,7%).

Phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Theo số liệu mới nhất của Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 23/4, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh thực hiện 1.237,1 tỷ đồng, đạt 28,4% dự toán Chính phủ giao, 24,4% dự toán HĐND tỉnh, bằng 174,3% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021, là tiền đề quan trọng để phấn đấu hoàn thành dự toán thu cả năm được Thủ tướng Chính phủ giao 4.358,4 tỷ đồng và HĐND tỉnh giao 5.070 tỷ đồng.

Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 37,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong quý I/2021, từ nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực vận động hội viên đóng góp, đến nay, tổng nguồn quỹ đạt trên 37,27 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp thu hút hơn 100 dự án đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta đã ưu tiên đầu tư, hoàn thiện một số công trình thiết yếu tại các khu công nghiệp: Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Lương Sơn, Lạc Thịnh. Hiện tại, khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái Sông Đà đã cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ lấp đầy diện tích tại khu công nghiệp Lương Sơn đạt 100%, bờ trái Sông Đà trên 70%, Mông Hóa gần 40%.

Huyện Mai Châu xây dựng nhãn hiệu cho nông sản

(HBĐT) - Nhắc đến nông sản Mai Châu phải kể đến các nhãn hiệu: "Khoai sọ Phúc Sạn, "Ngô nếp Thung Khe”, "Tỏi tía Mai Châu”. Đó là những sản phẩm nổi tiếng của địa phương, tạo thu nhập ổn định, trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục