(HBĐT) - Những năm qua, Đà Bắc là địa phương chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, nhất là tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa bão. Huyện đã chủ động các phương án để đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai khi mùa mưa bão đến.


Với địa hình có độ dốc cao nên tình trạng sạt lở đất thường xuyên xảy ra trên đường tỉnh 433 và các xã của huyện Đà Bắc trong mùa mưa bão. Ảnh chụp đoạn qua xã Tân Minh.

Với địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, dân cư phân bố ở các sườn đồi nên trên địa bàn huyện, nguy cơ sạt lở đất là mối lo hàng đầu trong mùa mưa bão. Thực tế, kể từ trận mưa lũ lịch sử vào tháng 10/2017 khiến nhiều hộ phải di dân tái định cư. Những năm qua, tình trạng sạt lở đất vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện trong mùa mưa bão. Theo thống kê của UBND huyện, hiện toàn huyện có khoảng 170 điểm với trên 600 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá và lũ quét. Trong những năm 2018 - 2020, huyện đã di chuyển đến nơi ở mới 70 hộ, với 255 nhân khẩu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao theo hình thức xen ghép tại các xã: Trung Thành, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Tân Minh và Nánh Nghê. Năm 2021, huyện đang triển khai dự án xây dựng khu tái định cư tập trung xã Mường Chiềng nhằm di dời, ổn định chỗ ở cho 68 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao tại các xóm: Tuổng Bãi, Tuổng Đồi, Đầm Phế. Kinh phí thực hiện dự án này đã được T.Ư hỗ trợ 3 tỷ đồng. Dự kiến, đến đầu tháng 10 tới cơ bản bàn giao các lô đất khu tái định cư cho 68 hộ dân di chuyển đến.

Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn đều có nguy cơ về sạt lở đất, đặc biệt là các xã: Nánh Nghê, Tân Minh, Đoàn Kết, Tân Pheo. Còn nhớ, đầu tháng 8/2019, Tân Minh là một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề sau trận mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Khi đó, về xã vùng III này, nhiều tuyến đường liên xóm bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị chia cắt; gần 10 ha hoa màu, cây cối bị thiệt hại. Tình trạng sạt lở đất khiến 2 ngôi nhà của hộ dân xóm Cò Phày bị hư hỏng phải di dời khẩn cấp, 35 hộ khác bị sạt lở đất từ taluy vào nhà. Năm 2020, mặc dù những thiệt hại do thiên tai gây ra giảm nhẹ so với trước, nhưng trên địa bàn xã vẫn còn nhiều điểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất.

Đồng chí Lò Văn Lại, Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: Địa bàn xã có độ dốc lớn và nhiều suối nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Những năm qua, được sự quan tâm của cấp trên, một số hộ dân có nguy cơ sạt lở cao được di dời đến nơi ở mới an toàn. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hộ đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao trong mùa mưa bão. Một số tuyến đường vào xóm Diều Luông, Bống, Bồ thường xuyên xảy ra sạt lở taluy, gây cản trở giao thông. Xác định là địa bàn có nhiều nguy cơ bị thiệt hại trong mùa mưa bão nên thời gian qua, UBND xã đẩy mạnh công tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức, chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Theo thống kê của UBND huyện về tiến độ di dân vùng ảnh hưởng bởi thiên tai, xã Tân Minh còn 73 hộ, với 309 nhân khẩu chưa được bố trí ổn định dân cư; toàn huyện là 606 hộ dân, với trên 2.400 nhân khẩu. Ngày 6/5/2021, UBND huyện ban hành Quyết định số 1581/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách rà soát các hộ dân nằm trong diện có nguy cơ sạt lở cao, lũ ống, lũ quét năm 2021. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ chiều ngày 11/6 đến tối ngày 13/6, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Trận mưa lớn đã gây hư hỏng đối với một số cơ sở hạ tầng như đường giao thông, rãnh thoát nước. Đặc biệt, trên địa bàn xã Tân Minh có 3 hộ dân bị đất đá sạt lở làm hư hỏng nhà chính và nhà bếp; đất đá sạt lở vào chuồng làm 8 con lợn chết tại xóm Diều Luông, 1 ao cá bị nước lũ tràn vào phá bờ ao thiệt hại khoảng 150kg các loại. Tổng thiệt hại do trận mưa lớn vừa qua gây ra trên địa bàn huyện Đà Bắc ước tính khoảng 400 triệu đồng. Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí cơ sở vật chất của các xóm lân cận cho các hộ dân di chuyển đến khi có thiên tai xảy ra.


Viết Đào

Các tin khác


Khẳng định vị thế nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta khẳng định. Qua thực tế hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong nông nghiệp luôn luôn gắn liền với vai trò làm chủ, chủ thể của giai cấp nông dân. Từ thực tế đó, những năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân (HND) đã chú trọng thực hiện các chính sách, chương trình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM và giảm nghèo ở các địa phương trong tỉnh. Bài 1- Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.

Bài 1 - Thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển 

Huyện Đà Bắc: Cá lồng chậm tiêu thụ vì ảnh hưởng dịch Covid-19

(HBĐT) - Hơn 1 tháng qua, hộ chăn nuôi cá lồng tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) đứng ngồi không yên bởi thị trường tiêu thụ ảm đạm, giá thành sụt giảm. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tư thương thu mua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ đứng trước viễn cảnh làm ăn thua lỗ, không kịp thu hồi vốn và để lỡ khung thời vụ chăn nuôi sản xuất tiếp theo. 

Nâng cao năng lực thích ứng cho hợp tác xã trước dịch bệnh và biến đổi khí hậu

(HBĐT) - Biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Để vượt qua khó khăn, thách thức các tổ hợp tác (THT), HTX đã chủ động tìm kiếm giải pháp, liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các giải pháp mang tính chất thích nghi tạm thời, chưa đột phá, lâu dài.

Chủ động, linh hoạt tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản (TTNS) của nông dân trong tỉnh chậm hơn. Để chủ động hỗ trợ nông dân TTNS hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, các ngành, địa phương, đơn vị đã kịp thời vào cuộc, đồng thời đưa ra những giải pháp có tính lâu dài trong việc TTNS khi dịch bệnh được kiểm soát.

Huyện Lạc Sơn: Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp 35.255,99 ha, chiếm 60,07% diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 12.432,54 ha, quy hoạch rừng phòng hộ 8.961,1 ha, diện tích rừng sản xuất 13.862,35 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn huyện là 53%.

Huyện Đà Bắc: Huy động trên 32.900 ngày công làm thủy lợi

(HBĐT) - Nhằm đảm bảo cấp nước cho sản xuất, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các xã, thị trấn khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm phục vụ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra công trình thủy lợi, hồ chứa, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch, đề xuất nâng cấp, sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục