(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai dự án nhà ở xã hội (NƠXH) và được nhiều người dân quan tâm, nhất là những người có thu nhập thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực triển khai công tác cho vay NƠXH trên địa bàn.


Hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh tích cực triển khai Chương trình chovay nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Dự án Nhà ở xã hội do Công ty CP Bất động sản Sao Vàng làm chủ đầu tư xây dựng tại TP Hòa Bình.

Chương trình cho vay NƠXH theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã được Chi nhánh NHCSXH tỉnh triển khai cho vay từ nhiều năm nay. Nhưng trước đây, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án NƠXH phù hợp với nhu cầu của các đối tượng được thụ hưởng chính sách về NƠXH, nên chủ yếu cho vay để người dân tự xây dựng, sửa nhà cá nhân để ở. Theo thống kê của NHCSXH tỉnh, năm 2020, tổng doanh số chương trình cho vay NƠXH đạt trên 8,7 tỷ đồng với 25 lượt khách hàng được vay vốn, tổng dư nợ đến ngày 31/12/2020 đạt gần 15 tỷ đồng với 46 khách hàng còn dư nợ.

Đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Năm 2021, nắm bắt được chủ trương UBND tỉnh về phát triển đô thị mới và dự án NƠXH đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; trong đó có Dự án NƠXH tại phường Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình, do Công ty CP Bất động sản Sao Vàng làm chủ đầu tư. Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư nắm bắt quy mô, tiến độ của dự án, số lượng khách hàng có nhu cầu mua NƠXH. Đồng thời, khảo sát nhu cầu vay vốn của khách hàng mua NƠXH để kịp thời báo cáo Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, tích cực đề xuất NHCSXH Việt Nam bổ sung thêm nguồn vốn cho vay NƠXH. Qua đó nhằm giúp một bộ phận dân cư có mức thu nhập trung bình, thu nhập thấp có điều kiện cải thiện về nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh năm 2021, giai đoạn 2021 - 2025.

Từ đầu năm đến nay, chi nhánh đã được NHCSXH Việt Nam tạo điều kiện giao, bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn chương trình tín dụng chính sách này 45 tỷ đồng, dự kiến sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng mua NƠXH để thanh toán cho chủ đầu tư (đợt 2) theo tiến độ hợp đồng mua mà khách hàng đã ký với với chủ đầu tư trên địa bàn trong năm nay. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chi nhánh đã giải ngân được trên 4,5 tỷ đồng/17 hộ vay vốn, nâng tổng số dư nợ chương trình tín dụng lên gần 19 tỷ đồng với 62 khách hàng còn dư nợ.

Gia đình anh Đ.T.D. có hai vợ chồng và hai đứa con. Do chưa có nhà ở, mấy năm qua, gia đình anh D phải thuê nhà ở tổ 18, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Anh D. hiện đang công tác trong cơ quan Nhà nước, còn vợ anh làm nghề kinh doanh tự do. Anh D cho biết: Do thu nhập của hai vợ chồng chỉ ở mức đủ đảm bảo cuộc sống nên dù nhiều lần có ý định mua đất xây nhà nhưng không đủ tài chính. Trong khi đó, nếu vay tiền ở các ngân hàng thương mại thì lãi suất khá cao. Cuối năm 2020, khi nhận được thông báo về việc đăng ký thuê, mua NƠXH lại được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi, vợ chồng đã quyết định đăng ký mua 1 căn hộ, với tổng giá trị hơn 700 triệu đồng. Hiện nay, gia đình tôi đang hoàn thành nốt các thủ tục vay vốn từ NHCSXH.

Theo lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, lãi suất Chương trình cho vay NƠXH theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 4,8%/năm. Các đối tượng được vay vốn ưu đãi là những người có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Khách hàng được vay mức tối đa 80% giá trị hợp đồng đối với trường hợp mua, thuê nhà ở xã hội và 70% giá trị dự toán đối với xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở trong thời gian tối đa là 25 năm.

Viết Đào


Các tin khác


Chương trình OCOP tạo sức bật cho khu vực kinh tế nông thôn

(HBĐT) - LTS: Giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn tỉnh. Nhận thức của cán bộ, người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP được nâng lên rõ rệt. Chương trình phát huy sức mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương; tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn. Nhằm quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến thị trường trong nước và quốc tế, Báo Hòa Bình tiếp tục mở chuyên mục "Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm".

Nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững, mỗi năm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh tối thiểu tăng 3 bậc. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII được xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD). Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, cộng đồng doanh nghiệp (DN) thực hiện những giải pháp cụ thể cải thiện MTKD, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh.

Thăm xã nông thôn mới ven đô 

(HBĐT) - Là địa bàn ven đô, tiếp giáp với vùng núi cao, địa hình chia cắt của huyện Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ; sau sáp nhập có thêm một số khu vực ở hồ Hòa Bình, không thuận lợi để xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, phát huy nội lực thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân - đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã cho biết.

Hà Nội dừng xe khách đi 37 tỉnh, thành

TP Hà Nội dừng hoạt động của các phương tiện vận tải công cộng đến 37 tỉnh thành, chủ yếu là các địa phương phía Nam, từ 18/7.

Xã Phong Phú nỗ lực trở thành thị trấn

(HBĐT) - Xã Phong Phú là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tân Lạc. Xã có vị trí thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa; phát triển thương mại, dịch vụ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Với những lợi thế đó, Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí phát triển đô thị, đưa Phong Phú trở thành thị trấn năm 2024.

Dành nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

(HBĐT) - Giờ đây, về vùng nông thôn dễ dàng nhận thấy cuộc sống đang từng ngày đổi mới. KT-XH vùng nông thôn, miền núi của tỉnh tiến bộ vượt bậc. Người dân có điều kiện tiếp cận thị trường, KHKT, dịch vụ để phát triển kinh tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020, trong đó, điểm nhấn là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã tạo lực đẩy cho sự phát triển, góp phần đắc lực dần hoàn thiện các thiết chế hạ tầng KT-XH cơ bản ở nông thôn theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục