Từ 12 giờ ngày 20/7, TP Hồ Chí Minh cho tạm dừng thu phí và miễn phí tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Đây là nội dung trong văn bản của UND TP Hồ Chí Minh gửi sở ngành và các chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án liên quan sáng 20/7.


Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thành Chung/TTXVN

Theo đó, Thành phố sẽ tạm dừng thu phí tại các trạm thu BOT An Sương - An Lạc, trạm thu BOT cầu Phú Mỹ, trạm thu BOT xa lộ Hà Nội và các trạm thu trên trục đường Nguyễn Văn Linh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tạm dừng thu phí từ 12 giờ ngày 20/7 cho đến khi thành phố công bố dỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án bố trí nhân lực bảo vệ thiết bị và tài sản trạm thu phí; đảm bảo an toàn giao thông khu vực trạm thu phí, có phương án để kịp thời thu phí trở lại ngay sau khi hết thời gian giãn cách.

Các chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án trên có giải pháp hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng thu phí và làm việc với các tổ chức tín dụng để được xem xét hỗ trợ tạm thời giãn nợ, giãn lãi trong thời gian tạm dừng thu phí để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông Vận tải làm việc với các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án có liên quan đến công tác thu phí tại các trạm thu BOT An Sương – An Lạc, trạm thu BOT cầu Phú Mỹ, trạm thu BOT xa lộ Hà Nội và các trạm thu trên trục đường Nguyễn Văn Linh lập biên bản, ghi nhận sự việc và lưu trữ đầy đủ, đúng quy định; đồng thời giám sát việc dừng thu phí của các đơn vị nêu trên.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Xã Tự Do: Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Giao thông đi lại khó khăn, thu nhập người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhà văn hóa còn thiếu, trường học chưa đồng bộ… là những khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn). Sau 11 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay xã mới đạt 10/19 tiêu chí NTM.

Chương trình OCOP tạo sức bật cho khu vực kinh tế nông thôn

(HBĐT) - LTS: Giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn tỉnh. Nhận thức của cán bộ, người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP được nâng lên rõ rệt. Chương trình phát huy sức mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương; tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn. Nhằm quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến thị trường trong nước và quốc tế, Báo Hòa Bình tiếp tục mở chuyên mục "Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm".

Nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững, mỗi năm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh tối thiểu tăng 3 bậc. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII được xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD). Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, cộng đồng doanh nghiệp (DN) thực hiện những giải pháp cụ thể cải thiện MTKD, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh.

Thăm xã nông thôn mới ven đô 

(HBĐT) - Là địa bàn ven đô, tiếp giáp với vùng núi cao, địa hình chia cắt của huyện Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ; sau sáp nhập có thêm một số khu vực ở hồ Hòa Bình, không thuận lợi để xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, phát huy nội lực thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân - đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã cho biết.

Hà Nội dừng xe khách đi 37 tỉnh, thành

TP Hà Nội dừng hoạt động của các phương tiện vận tải công cộng đến 37 tỉnh thành, chủ yếu là các địa phương phía Nam, từ 18/7.

Xã Phong Phú nỗ lực trở thành thị trấn

(HBĐT) - Xã Phong Phú là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tân Lạc. Xã có vị trí thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa; phát triển thương mại, dịch vụ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Với những lợi thế đó, Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí phát triển đô thị, đưa Phong Phú trở thành thị trấn năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục