(HBĐT) - Ngày 20/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1237/UBND-KGVX về việc siết chặt công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp (SX-KD, KCN) trên địa bàn tỉnh.
Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác PCD Covid-19 tại nhiều DN trong các KCN. (Ảnh kiểm tra khu nhà ăn của Công ty TNHH GGS Việt Nam - KCN bờ trái sông Đà).
Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và tại các cơ sở SX-KD, KCN. Để đảm bảo công tác PCD trên địa bàn tỉnh nói chung, tại các cơ sở SX-KD, KCN nói riêng đạt kết quả, phòng ngừa tối đa sự lây lan của dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công Thương tăng cường hơn nữa chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý, nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia PCD Covid-19; Công văn số 5522/BYT- MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về mẫu kế hoạch PCD Covid-19 cho cơ sở SX-KD và mẫu cam kết PCD tại khu nhà trọ cho người lao động (NLĐ); thực hiện nghiêm công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 và các biện pháp PCD tại các cơ sở SX-KD, KCN; cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn PCD cho các cơ sở SX-KD, KCN. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp PCD cho các cơ sở SX-KD, KCN được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm trung bình và nguy cơ lây nhiễm cao. Quản lý nơi ở, di biến động của công nhân, NLĐ trong các cơ sở SX-KD, KCN đóng trên địa bàn.
Yêu cầu người sử dụng lao động ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định PCD, chịu trách nhiệm về công tác PCD tại cơ quan, đơn vị, xưởng sản xuất... Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không tuân thủ các quy định PCD Covid-19 tại nơi làm việc.
- Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo các cơ sở SX-KD, KCN thực hiện nghiêm các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo PCD Covid-19 tại cơ sở SX-KD, KCN của Ban Chỉ đạo Quốc gia PCD bệnh Covid-19; Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo PCD bệnh Covid-19 của tỉnh đã ban hành. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ sở SX-KD trên địa bàn và các khu nhà trọ của NLĐ.
- Đối với các cơ sở SX-KD, KCN trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp PCD Covid-19 theo Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCD Covid-19 (Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG, ngày 27/5/2020; Công văn số 5522/BYT-M, ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế về việc mẫu kế hoạch PCD Covid-19 cho cơ sở SX-KD và mẫu cam kết PCD tại khu nhà trọ cho NLĐ…). Theo đó, rà soát, xây dựng kế hoạch PCD và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19; Kiện toàn/Thành lập Ban chỉ đạo PCD; Tổ an toàn Covid-19 tại đơn vị; tiếp tục thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 định kỳ và dừng hoạt động để cải thiện nếu nguy cơ lây nhiễm cao.
Yêu cầu khai báo y tế 100% đối với tất cả những người ra vào khu vực sản xuất, doanh nghiệp (DN); tăng cường tuyên truyền, thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức PCD cho công nhân, NLĐ. Quản lý chặt công nhân, tạo chuỗi an toàn (từ nơi ở đến nơi làm việc). Thực hiện giãn cách tại chỗ, làm theo ca, kíp để giãn, giảm số người đi làm hàng ngày nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong đơn vị; cách ly ở KCN, nhà ở của công nhân với khu dân cư bên ngoài.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khử khuẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động PCD Covid-19, đặc biệt đối với những khu vực dễ lây là khu sản xuất, nhà ăn, khu thay đồ, khu vệ sinh, sinh hoạt tập thể…
Khuyến khích các DN phát huy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với công nhân trong việc huy động tìm nguồn mua và bỏ tiền chi phí tiêm vắc xin cho công nhân… Quản lý các hoạt động đưa đón, di chuyển hằng ngày của công nhân, NLĐ; yêu cầu NLĐ thực hiện khai báo y tế bắt buộc; thực hiện đầy đủ các biện pháp PCD; phải có cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp PCD không để phát sinh các ca nhiễm và báo cáo hằng ngày với chính quyền địa phương; đảm bảo phương án 3 tại chỗ.
Yêu cầu các cơ sở SX-KD, KCN tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hằng tuần cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế, lưu ý tập trung nhóm đối tượng nguy cơ cao, tiếp xúc nhiều; hướng dẫn, tập huấn để công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm…
H.N (TH)
(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai dự án nhà ở xã hội (NƠXH) và được nhiều người dân quan tâm, nhất là những người có thu nhập thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực triển khai công tác cho vay NƠXH trên địa bàn.
(HBĐT) - "Ngân sách Nhà nước (NSNN) là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, bởi vậy cần huy động ở mức cao nhất nguồn thu vào NSNN theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, bảo đảm ổn định lâu dài; đồng thời mở rộng nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ và bền vững…”. Đó là quan điểm chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
(HBĐT) - Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác lập Quy hoạch tỉnh (QHT) Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã ban hành Thông báo Kết luận số 01-TB/BCĐ tại hội nghị ngày 1/7/2021.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai như: Giông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn kèm giông lốc đã làm hư hỏng nhà ở, hoa màu và một số công trình công cộng trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn.
(HBĐT) - Giao thông đi lại khó khăn, thu nhập người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhà văn hóa còn thiếu, trường học chưa đồng bộ… là những khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn). Sau 11 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay xã mới đạt 10/19 tiêu chí NTM.
(HBĐT) - LTS: Giai đoạn 2018 - 2020, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn tỉnh. Nhận thức của cán bộ, người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP được nâng lên rõ rệt. Chương trình phát huy sức mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương; tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn. Nhằm quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến thị trường trong nước và quốc tế, Báo Hòa Bình tiếp tục mở chuyên mục "Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm".