Theo đại diện của World Bank, kinh tế Việt Nam đã chứng minh được sự bền bỉ và năng động trong thời gian qua.
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau khi lệnh giãn cách xã hội vì dịch bệnh được dỡ bỏ.
Cụ thể, từ cuối quý 3 năm nay trở đi, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi mạnh mẽ, giống như sự phục hồi sau khi dỡ bỏ lệnh giãn cách hồi tháng 4 năm ngoái. Viễn cảnh tích cực này có được một phần nhờ vào sự tăng trưởng vững chắc ở giai đoạn đầu năm nay. Cũng theo nhận định của bàDorsati Madani, mặc dù Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, song nền kinh tế trong thời gian qua đã được chứng minh rất bền bỉ và năng động.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cũng một phần nhờ vào các thị trường xuất khẩu chính, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU)... đều đang trên đà phục hồi.
World Bank dự báo từ cuối quý 3 năm nay trở đi, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi mạnh mẽ
Trong báo cáo cập kinh tễ tháng 9, World Bank nhận định trong thời gian tới, kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9, để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV.
Ưu tiên đặt ra là đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số trưởng thành.
"Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân", World Bank khuyến nghị.
Bên cạnh đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, cũng là cách để giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. Ngoài ra, vì chi ngân sách tăng lên trong khi thu ngân sách sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, nên cần tiếp tục thận trọng theo dõi tình hình cân đối tài khóa.
Theo vtv.vn
(HBĐT) - Ngày 15/9, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9/2021. Tham gia buổi tiếp có các thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
(HBĐT) - Được triển khai từ đầu năm 2020, các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Cao Phong thực hiện gửi hồ sơ và nhận kết quả với Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện ngay tại đơn vị qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Những tiện ích vượt trội mà giao dịch trực tuyến mang lại đối với ngành kho bạc tại địa phương đã góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép” giữa bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Qua đó, hoàn thiện mục tiêu xây dựng Kho bạc "3 không” (không dùng tiền mặt, không chứng từ, không khách hàng giao dịch tại trụ sở).
(HBĐT) - Với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP tại xã Cao Sơn và xã Tú Lý (Đà Bắc) cũng như góp phần phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân ở huyện, mô hình nuôi gà ri Lạc Thủy bằng thảo dược theo hướng sản phẩm OCOP được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đà Bắc triển khai bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược; trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, có ý nghĩa quan trọng đặt nền móng cho cả giai đoạn. Tuy nhiên, công tác THĐT còn nhiều khó khăn, bất cập, dẫn đến kết quả chưa đạt được như kỳ vọng. Thực tế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để đưa kinh tế của tỉnh phát triển nói chung và hoàn thành mục tiêu THĐT nói riêng.
(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.
Hoạt động sản xuất của hầu hết ngành hàng công nghiệp đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhất là tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đều chứng kiến đà sụt giảm mạnh của sản xuất công nghiệp (SXCN) so thời gian trước đó.