(HBĐT) - Ngày 16/9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp trực tuyến với 12 tỉnh, thành phố về thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ đông 2021 tại một số tỉnh phía Bắc. Dự diễn đàn có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến, Viện Nghiên cứu ngô (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam); lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, đại diện một số doanh nghiệp cùng 160 hộ nông dân tiêu biểu trong trồng ngô sinh khối.


Các đại biểu tham dự diễn đàn tại điểm cầu của tỉnh.

 Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh trên cả nước. Đặc biệt, nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ chăn nuôi. Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trông ngô lấy thân làm thức ăn cho gia súc (ngô sinh khối). Sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty: Vinamilk, TT 159, Greenlife, Hòa Phát, Nam Anh, Minh Phát… với người dân để tiêu thụ sản phẩm đã phát huy hiệu quả.

Hiệu quả của mô hình trồng ngô sinh khối khá cao (1 năm có thể trồng 3 vụ). Theo tính toán, với giá bán 850.000 - 1 triệu đồng/tấn, nông dân thu về khoảng 34 - 40 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 24 - 30 triệu đồng/ha/vụ. Hiện, ngô sinh khối được trồng nhiều ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nam… Tại tỉnh Hòa Bình hiện có khoảng 2.000 - 3.000 ha ngô sinh khối, các địa phương trồng nhiều là: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn… Năng suất đạt 50 tấn cây tươi/ha; giá bán từ 700  - 1.000 đồng/kg cây tươi; lợi nhuận đạt 35 - 45 triệu đồng/ha/vụ.

Tại diễn đàn, Viện Nghiên cứu ngô đưa ra một số giống ngô sinh khối triển vọng để bà con lựa chọn, trong đó có 2 giống hiệu quả cao là VN172 và DDH17-5. Đại diện một số doanh nghiệp nêu nhu cầu sử dụng ngô sinh khối của công ty. Các công ty cam kết ký liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối cho bà con nông dân trên địa bàn. Ngoài ra, đại diện Sở NN&PTNT và hộ nông dân các tỉnh, thành phố thảo luận, chia sẻ tiềm năng, thực trạng và những khó khăn trong phát triển mô hình trồng ngô sinh khối, đề xuất những giải pháp để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô sinh khối.

Thông qua diễn đàn nhằm tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiệu quả và truyền thông nâng cao nhận thức cho người nông dân về sản xuất ngô sinh khối. Đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuỗi sản xuất ngô sinh khối vụ đông phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc, góp phần hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất ngô sinh khối bền vững, đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ phát triển chăn nuôi bền vững.


 Thu Thủy

Các tin khác


Cựu chiến binh xã Thanh Hối thi đua làm kinh tế giỏi

(HBD - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thanh Hối (Tân Lạc) thi đua phát triển kinh tế, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Theo thống kê, toàn xã có 303 hộ CCB có mức sống khá, giàu, chiếm 69%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,46%, thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/người/năm.

Sức sống hàng Việt: Bệ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp trong nước

Tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Gỡ các nút thắt đang làm giảm đà tăng trưởng tại 2 vùng kinh tế lớn

2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.

Hiệp định RCEP dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2022

Bên lề Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các đối tác đối thoại, tối 15/9, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh về những ưu tiên của ASEAN trong hợp tác kinh tế và nội dung thảo luận về việc phê chuẩn và dự kiến đi vào thực thi đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 9

(HBĐT) - Ngày 15/9, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9/2021. Tham gia buổi tiếp có các thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Huyện Cao Phong: Hiệu quả từ Kho bạc “3 không” 

(HBĐT) - Được triển khai từ đầu năm 2020, các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Cao Phong thực hiện gửi hồ sơ và nhận kết quả với Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện ngay tại đơn vị qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Những tiện ích vượt trội mà giao dịch trực tuyến mang lại đối với ngành kho bạc tại địa phương đã góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép” giữa bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Qua đó, hoàn thiện mục tiêu xây dựng Kho bạc "3 không” (không dùng tiền mặt, không chứng từ, không khách hàng giao dịch tại trụ sở).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục