(HBĐT) - Theo kế hoạch năm 2021, huyện Lạc Thủy được giao chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho trên 1.000 lao động. Trong 9 tháng của năm, số lao động được tạo việc làm đã đạt 95%, chủ yếu việc làm tại chỗ.


Xưởng may Phú Nghĩa tại thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho 20 lao động.

Có vị trí gần với một số đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, hàng trăm lao động của huyện đã được tuyển dụng vào làm việc trong các nhà máy, công ty thuộc tỉnh bạn, đa phần làm về may mặc. Trên địa bàn huyện cũng có không ít doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đông nhân công, lao động. Như Công ty TNHH đồ chơi Hải Bình (thuộc Công ty nhựa Hải Phòng) đặt cơ sở sản xuất tại thị trấn Chi Nê, hiện tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 50 lao động địa phương. Công ty CP may Lạc Thủy (thuộc Tổng công ty may Đức Giang) đặt tại xã Phú Nghĩa tạo việc làm cho trên 600 lao động. Một số cơ sở tư nhân như công ty may Đồng Phú - xã Đồng Tâm, xưởng may Phú Nghĩa - xã Phú Nghĩa… tiếp tục tuyển dụng, bình quân mỗi cơ sở tạo việc làm cho từ 20 lao động trở lên.

Thời gian qua, mặc dù gặp phải khó khăn do tình hình dịch Covid-19, Trung tâm GDTX-GDNN huyện vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy hình thành cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Trong năm, trung tâm đã mở được 3 lớp nghề với 66 học viên. Các nghề đào tạo phù hợp với trình độ, nhu cầu của lao động nông thôn. Theo đồng chí Lại Thị Vỹ, Phó Giám đốc trung tâm, lao động được học nghề miễn phí, được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách huyện. Trong đó, 2 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi mở tại xã An Bình với 36 học viên, 1 lớp đào tạo nghề may công nghiệp với 30 học viên. 100% học viên có việc làm và tự tạo việc làm sau học nghề.

Cũng trong 9 tháng năm nay, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đã được triển khai tại địa phương, giúp lao động nông thôn, nhất là lao động sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng khó khăn có việc làm, thu nhập. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho 607 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay gần 37,4 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Đối tượng được vay vốn gồm 97 hộ nghèo, 159 hộ cận nghèo, 319 hộ mới thoát nghèo, 32 hộ có con là học sinh, sinh viên.

Đồng chí Đinh Thị Thu Huyền, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện chia sẻ: Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những kết quả trong công tác giải quyết việc làm có đóng góp không nhỏ vào công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Huyện đặc biệt quan tâm đến giải pháp tạo việc làm tại chỗ thông qua mở lớp nghề ngắn hạn, tăng cường đào tạo, trang bị kiến thức cho lao động, giúp tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Từ đó, mang đến nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao cho bản thân người lao động. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 56%. Việc làm của người lao động đảm bảo, đồng nghĩa với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương tiếp tục được duy trì, góp phần thực hiện mục tiêu kép trong phát triển KT-XH. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 4,66% (giảm 2,37% so với năm 2019). Huyện phấn đấu đến hết năm 2021, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,43%, tương đương 620 hộ.

Bùi Minh


Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình có 2 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025

(HBĐT) - Ngày 1/11/2021, Chính phủ phê duyệt Quyết định 1831/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025. 

Tập trung đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) -  Nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, xuyên suốt, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư công trình, dự án giao thông trọng điểm, có sức lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển KT-XH là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược của tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) về nội dung này.

Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi trong thời điểm chính vụ

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 11 nghìn ha cây ăn quả có múi (CAQCM), trong đó có 7,4 nghìn ha đang trong thời kỳ thu hoạch, sản lượng đạt khoảng trên 24 vạn tấn/năm. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản nói chung, cũng như sản phẩm cam quả trên địa bàn tỉnh thời điểm chính vụ nói riêng. Do đó, các ngành, đơn vị, địa phương, HTX… đã chủ động vào cuộc để hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm CAQCM do ảnh hưởng của đại dịch.

Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam: “Nếu được chọn lại, chúng tôi vẫn chọn Hòa Bình để gắn bó”

(HBĐT) - Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài đầu tiên đến đầu tư tại tỉnh, với số vốn đăng ký 11 triệu USD. Đến nay, công ty đã có gần 20 năm gắn bó và sản xuất hiệu quả, phát triển bền vững.

Ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Sở Công Thương và Liên minh Hợp tác xã tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

(HBĐT) - Chiều 29/10, Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh và Sở Công Thương tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong thời kỳ dịch bệnh

(HBĐT) - Ngày 29/10, Sở NN&PTNT phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy tiêu thụ nông sản (TTNS) tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19”. Tham gia tọa đàm có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; Phòng NN&PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của một số huyện, thành phố; các doanh nghiệp, HTX và 70 nông dân tiêu biểu trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục