(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, năm 2021, tình hình chính trị, KT-XH vùng đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh cơ bản ổn định và tiếp tục phát triển; an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ và điểm nóng trên địa bàn tỉnh.


Đồng bào Dao xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) được hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịchCovid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của Nhân dân. Trước tình hình đó, các cấp, ngành đã tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân; xây dựng phương án, biện pháp để phòng chống, ứng phó với những khó khăn, thách thức nhằm góp phần ổn định KT-XH vùng đồng bào dân tộc.

Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (gần 75% dân số, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông...), sống ở 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố, công tác quản lý Nhà nước về dân tộc tiếp tục được chú trọng. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước triển khai trên địa bàn đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh phát triển. Triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các huyện, thành phố rà soát đối tượng, địa bàn, khu vực, đánh giá thực trạng KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nhu cầu đầu tư, hỗ trợ để chuẩn bị thực hiện chương trình; xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện chương trình.

Tỉnh tiếp tục triển khai công tác lập dự án phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) giai đoạn 2021 - 2025; rà soát chế độ, chính sách đối với xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 đến nay không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Giai đoạn 2018 - 2021, tỉnh tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các xóm, xã đặc biệt khó khăn với tổng nguồn vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng. Cùng với đó, từ nguồn vốn ODA, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học, trạm y tế xã... được đầu tư, đưa vào sử dụng.

Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai thực hiện, lồng ghép như: Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2008/QĐ-TTg, với tổng kinh phí năm 2021 là 2.827 triệu đồng, thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin, thăm hỏi, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần khi người có uy tín ốm đau, gặp khó khăn…; đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg, trong năm 2021 tiếp tục thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen theo định mức vốn phân bổ tài khoá năm 2019, thực hiện năm 2020 với tổng kinh phí 19.900 triệu đồng, đầu tư 22 công trình đường giao thông tại 17 xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện, đến nay, 22/22 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng; đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh đến năm 2020 theo Kế hoạch số 53/KH-UBND, ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh, tổng kinh phí 10.000 triệu đồng, chi trả các công trình vốn kế hoạch năm 2020 và đầu tư 2 công trình đường giao thông tại xã Nánh Nghê (Đà Bắc), xã Suối Hoa (Tân Lạc)… Qua các chương trình, dự án nhằm phục vụ sản xuất, hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, từng bước năng cao đời sống Nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân tại các xã đặc biệt khó khăn đạt 25,2 triệu đồng/người/năm, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%/năm; năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn còn 23,12%. Thu nhập bình quân vùng dân tộc thiểu số đạt khoảng 45% so với bình quân chung của tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc; lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc; ban hành, triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 và dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) giai đoạn 2021 - 2025. Chútrọng đào tạo nguồn nhân lực đồng bào dân tộc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững. Phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. 

 

V.H

Các tin khác


Tinh dầu sả chanh - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Năm 2021, sản phẩm tinh dầu sả chanh của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp bản Dao Thống Nhất (TP Hòa Bình) được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tinh dầu sả chanh có nhiều công dụng như khử mùi, tạo mùi thơm dễ chịu giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đuổi muỗi, đuổi côn trùng…

Điện lực Cao Phong triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022

(HBĐT) - Điện lực Cao Phong vừa tổ chức hội nghị người lao động và tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2021; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Huyện Đà Bắc: Năm 2021, gần 4 nghìn hộ dân được vay vốn chính sách

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, năm 2021, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 160 tỷ đồng, tăng 121% so với cùng kỳ. Đến hết năm 2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 419 tỷ đồng, tăng 40,5 tỷ đồng (10,7%) so với đầu năm. Dư nợ bình quân hơn 1,7 tỷ đồng/tổ Tiết kiệm và vay vốn; 45 triệu đồng/khách hàng.

Tuổi trẻ xã Thanh Hối gìn giữ, phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Thời gian qua, tuổi trẻ xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã, đang nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, phát triển sản phẩm bưởi đỏ. Qua đó làm giàu cho bản thân, gia đình trên chính mảnh đất quê hương; chung tay xây dựng, quảng bá thương hiệu bưởi đỏ trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(HBĐT) - Dịp cuối năm, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm tăng. Để đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp (DN), siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiểu thương đã dự trữ đủ mặt hàng thiết yếu và có phương án dự phòng trước những biến động của thị trường.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp - thích ứng để sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây giãn đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dẫn đến đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh cũng không nằm ngoài sự tác động của dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ đầu tư hạ tầng và đặc biệt là SX-KD, sức chống chịu của doanh nghiệp (DN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục