(HBĐT) - Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến cuối tháng 4, trong tỉnh đã thực hiện hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 11 doanh nghiệp với 1.568 lượt lao động, tổng số tiền 5,222 tỷ đồng.

Thực giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 1.465 đơn vị với tổng số 41.188 lao động. Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch cho 190 lao động. Hỗ trợ 58 viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch, số tiền 215,2 triệu đồng. Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 1.866 người với tổng kinh phí 4,966 tỷ đồng, trong đó có 88 lao động đang mang thai, 1.008 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động. Đồng thời hỗ trợ trên 1.860 lao động ngừng việc (có 93 lao động đang mang thai và 1.092 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động), kinh phí 3,051 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong tỉnh đã hỗ trợ 179 hộ kinh doanh với tổng số tiền 537 triệu đồng. Hỗ trợ 2 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, kinh phí 9,4 triệu đồng. Hỗ trợ 935 lao động tự do với số kinh phí 1,482 tỷ đồng. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm và hỗ trợ người lao động ngừng việc cũng được tỉnh triển khai đến các doanh nghiệp, người lao động và đang khẩn trương tổng hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ...

H.N


Các tin khác


Xăng tăng giá nhẹ

Từ 15 giờ ngày 4/5, giá xăng tăng nhẹ, mỗi lít xăng E5RON92 tăng 334 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 442 đồng/lít.

32 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 32 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó, các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn mỗi địa phương 3 sản phẩm; Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, TP Hòa Bình mỗi địa phương 2 sản phẩm; Đà Bắc 5 sản phẩm, Cao Phong 4 sản phẩm, Lương Sơn 6 sản phẩm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.650 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động thuộc Chương trình bình ổn thị trường, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao; hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Sôi nổi phong trào thi đua sáng tạo trong công nhân doanh nghiệp FDI

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh được thực hiện xuyên suốt, có chiều sâu. Từ phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, say mê lao động, thi đua sáng tạo, có nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, yên tâm với môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.

Kỳ vọng tương lai thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - TP Hòa Bình trong những năm qua đã, đang từng bước nỗ lực, khẳng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh là vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm thành phố được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hạ tầng, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực nhằm xứng tầm là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là trái tim của cả tỉnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục