(HBĐT) - Có nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế ở xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc), chủ yếu do điều kiện cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa tìm ra cây trồng, vật nuôi tạo nên bước chuyển đổi mang tính đột phá… Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã còn tới 52,75%, hộ cận nghèo còn 34,9%.


Người dân xóm Trung Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc) thu hoạch và sơ chế nguyên liệu cây gai xanh.

Đồng chí Lường Văn Thái, Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã chia sẻ: Là địa bàn đặc biệt khó khăn, sau sáp nhập xã có 5 xóm, 510 hộ, 1.886 nhân khẩu với 3 dân tộc anh em chung sống, dân tộc Tày chiếm 98%. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt, diện tích lúa nước 316 ha. Những năm trước đây, bên cạnh cây lúa để đảm bảo an ninh lương thực, người dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây ngô lai lên đất dốc kết hợp phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ.

Từ năm 2021, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã phối hợp HTX nông nghiệp Hoà Bình (TP Hoà Bình), Tập đoàn dệt An Phước (Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá) triển khai xây dựng mô hình trồng cây gai xanh theo hướng liên kết tại một số xóm như Bay, Trung Tằm, Trung Thượng… Nhận thấy đây là mô hình phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, khả năng canh tác và đảm bảo tính ổn định của đầu ra, chính quyền địa phương từ xã đến xóm đã tích cực tuyên truyền, vận động hộ dân tham gia. Một số cán bộ, đảng viên là trưởng xóm, trưởng hội, đoàn thể đã phát huy vai trò tiên phong trồng thử nghiệm. Đơn cử như hộ ông Lường Văn Dũng, xóm Trung Tằm đã chuyển đổi gần 3 ha đất trồng màu sang trồng cây gai xanh. Ông Dũng cho biết: Cũng với diện tích này trước đây trồng ngô tôi bỏ ra được khoảng 15 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Nhưng với cây gai xanh, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, tôi thu lãi 60 - 70 triệu đồng. Một điển hình khác là ông Lường Văn Sơn ở xóm Bay chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng cây nguyên liệu gai xanh, cho thu nhập cao hơn gấp 5 lần so với các cây trồng truyền thống khác.

Việc chăm sóc khá nhàn, chu kỳ khai thác dài, lưu gốc 10 năm mới phải trồng lại, không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thu nhập ít nhất cũng cao gấp 3 - 4 lần cây ngô… là những lý do thuyết phục người dân các xóm tham gia phát triển diện tích cây gai xanh theo chuỗi liên kết. Hiện nay, diện tích cây gai xanh ngày càng nhân rộng với tổng số 43 hộ tham gia, diện tích hơn 32 ha.

Trước đó, vùng nguyên liệu chè Shan tuyết cũng được mở mang thêm về quy mô, diện tích, góp phần đem lại nguồn thu ổn định cho hộ dân trên địa bàn. Hiện có 1 xưởng chế biến được xây dựng của HTX Nam Phương, diện tích chè đang khai thác đạt trên 60 ha. Mới đây, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Nam Phương đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao...

Cũng theo đồng chí Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã, xã mới đạt 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và xét trình công nhận khu dân cư kiểu mẫu xóm Trung Thượng. Trong năm, có 2 tiêu chí phấn đấu đạt gồm tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí số 5 về trường học. Tiêu chí khó khăn nhất hiện nay vẫn là tiêu chí số 10 về thu nhập. Do đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương còn nhiều trăn trở và tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Với cây chè và cây gai xanh đang được lựa chọn là mô hình, hướng đi phù hợp để từng bước giảm hộ nghèo, cận nghèo, mang lại những khởi sắc nơi vùng cao chiến khu cách mạng Mường Diềm.



Bùi Minh


Các tin khác


WB dự kiến GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm 2022

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức như xung đột Nga - Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi. Dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Chính thức giảm một nửa thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10.

Thiết thực giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh có 59 xã thuộc khu vực (KV) III (xã đặc biệt khó khăn - ĐBKK), 12 xã thuộc KV II (xã còn khó khăn), 74 xã thuộc KV I (xã bước đầu phát triển). Có 82 thôn, xóm diện ĐBKK thuộc các xã KV II và KV I. Đây là căn cứ để xác định địa bàn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thành đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chậm nhất vào cuối năm 2022

Sáng 7/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra thực địa dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội - một dự án không những chậm tiến độ 7 năm mà đến nay mới chỉ đạt 75% tiến độ sau 13 năm triển khai.

Xã Thanh Sơn: Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn (Lương Sơn) cho biết: Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Thanh Sơn đã, đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp cận và chuyển giao KH-KT vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và khuyến khích người dân làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn huyện.

Chủ động kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói

(HBĐT) - Những ngày này, các hộ thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) hối hả chuẩn bị vào mùa vụ mới. Thương hiệu nhãn Sơn Thủy từ lâu đã được thị trường trong, ngoài tỉnh biết đến. Đặc biệt, nông sản đặc trưng này đã được xuất khẩu sang Trung Quốc và đang hướng tới thị trường châu Âu. Thành quả có được là nhờ tư duy làm nông nghiệp sạch có từ sớm của người dân nơi đây và sự hỗ trợ đắc lực của đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục