(HBĐT) - Ngày 10/8, Sở NN&PTNT phối hợp Sở NN&PTNT TP Hà Nội tổ chức hội nghị Chương trình phối hợp về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản (NLTS) giai đoạn 2021 - 2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các ngành, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, HTX sản xuất NLTS của tỉnh và TP Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị.
Thực hiện chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP Hà Nội, Sở NN&PTNT đã ký với Sở NN&PTNT TP Hà Nội biên bản hợp tác phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn có tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho TP Hà Nội (ngày 21/12/2018); ký với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp về hợp tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm NLTS an toàn (ngày 25/7/2019); ký các biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm với một số tập đoàn lớn; quy chế về kiểm soát chất lượng sản phẩm, TXNG sản phẩm...
Sau bản ghi nhớ và biên bản hợp tác, các đơn vị đã tổ chức và giới thiệu 135 doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ, diễn đàn, phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn và tuần lễ nhận diện nông sản an toàn tổ chức tại các tỉnh, thành phố. Phối hợp các kênh truyền thông xây dựng 110 chuyên mục, phóng sự, tin, bài nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm NLTS chủ lực của tỉnh. Ký kết được 10 biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp Hoà Bình trong việc liên kết, tiêu thụ nông sản. Hoà Bình cũng là tỉnh thứ 2 sau TP Hà Nội xây dựng hệ thống TXNG, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ hb.check.net.vn.
Qua việc triển khai thực hiện, đã có nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh vào được hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Đến nay, toàn tỉnh có 100 sản phẩm của 81 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; 46 nhãn hiệu được chứng nhận và bảo hộ trên thị trường; 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng an toàn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá về những kết quả đạt được trong quá trình phối hợp giữa 2 đơn vị, đưa ra các định hướng, giải pháp về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn về các vấn đề: TXNG, giá cả, vận chuyện nông sản… trong quá trình tiêu thụ nông sản của Hòa Bình tại thị trường Hà Nội.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã thăm quan một số cơ sở sản xuất nông sản tiêu biểu của tỉnh trong lĩnh vực NLTS trên địa bàn TP Hòa Bình.
T.H
Du lịch khởi sắc lan tỏa sinh khí mới cho thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, Ivory Villas & Resort thu hút đông đảo khách hàng đến để trải nghiệm nghỉ dưỡng và đầu tư ngay từ đầu năm.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức như xung đột Nga - Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi. Dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh có 59 xã thuộc khu vực (KV) III (xã đặc biệt khó khăn - ĐBKK), 12 xã thuộc KV II (xã còn khó khăn), 74 xã thuộc KV I (xã bước đầu phát triển). Có 82 thôn, xóm diện ĐBKK thuộc các xã KV II và KV I. Đây là căn cứ để xác định địa bàn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Sáng 7/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra thực địa dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội - một dự án không những chậm tiến độ 7 năm mà đến nay mới chỉ đạt 75% tiến độ sau 13 năm triển khai.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn (Lương Sơn) cho biết: Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Thanh Sơn đã, đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp cận và chuyển giao KH-KT vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và khuyến khích người dân làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn huyện.