Từ 15h hôm nay (11/8), mỗi lít xăng giảm thêm hơn 900 đồng, dầu cũng hạ 1.000-1.210 đồng (trừ dầu mazut).

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương công bố giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường, áp dụng từ 15 giờ ngày 11/8.

Cụ thể, xăng E5RON92 không cao hơn 23.725 đồng/lít (giảm 904 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 945 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít (giảm 939 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu điêzen 0.05S không cao hơn 22.908 đồng/lít (giảm 1.000 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít (giảm 1.213 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.548 đồng/kg (ổn định so với giá bán hiện hành).


Giá xăng dầu giảm gần 1.000 đồng/lít từ 15 giờ ngày 11/8.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước đang được kiểm soát. Theo chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại. Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, trong các kỳ điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng Quỹ BOG cho các mặt hàng xăng và dầu với mức chi từ 100-1.500 đồng/lít.

Kỳ điều hành này, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu có xu hướng giảm nhẹ (riêng dầu mazut tăng), để hỗ trợ cho đời sống và sản xuất của người dân và doanh nghiệp, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu để tiếp tục giảm giá các mặt hàng xăng dầu và giữ ổn định giá đối với mặt hàng dầu mazut (mặt hàng có biến động tăng so với kỳ điều hành trước).

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước; tiếp tục khôi phục Quỹ BOG để điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, khó lường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Việc trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 11/8, áp dụng mức giá bán đối với các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ ngày 11/8. 

Kể từ 15 giờ ngày 11/8 là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có). 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Xã Trung Thành tìm hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Có nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế ở xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc), chủ yếu do điều kiện cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa tìm ra cây trồng, vật nuôi tạo nên bước chuyển đổi mang tính đột phá… Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã còn tới 52,75%, hộ cận nghèo còn 34,9%.

Hội Nông dân huyện Mai Châu: Nhân rộng và thực hiện hiệu quả mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp

(HBĐT) - Nắm bắt, tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để góp phần thực hiện tốt Đề án số 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp (THNN) của BTV T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam. Những năm qua, HND huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho hội viên, vừa góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Tham gia ý kiến vào 9 dự án nghiên cứu, xin chủ trương đầu tư vào huyện

(HBĐT) - Thực hiện công tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế, thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của huyện Mai Châu tiếp tục làm tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu, thực hiện các dự án đầu tư vào huyện.

Liên danh nhà thầu gặp khó trong thi công dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

(HBĐT) - Được khởi công từ đầu năm 2021, dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (TĐHBMR) được kỳ vọng sớm hoà lưới điện quốc gia, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH cho tỉnh và đất nước. Tuy nhiên, quá trình thi công gặp thời tiết bất lợi gây sự cố cũng như giá cả vật liệu tăng chóng mặt đã, đang gây nhiều khó khăn cho liên danh các nhà thầu thi công.

Ivory Villas & Resort - Khu du lịch nghỉ dưỡng độc đáo giữa núi rừng Tây Bắc

Du lịch khởi sắc lan tỏa sinh khí mới cho thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, Ivory Villas & Resort thu hút đông đảo khách hàng đến để trải nghiệm nghỉ dưỡng và đầu tư ngay từ đầu năm.

WB dự kiến GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm 2022

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù môi trường toàn cầu có nhiều thách thức như xung đột Nga - Ukraine dự báo sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi. Dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục