Quá trình phục hồi kinh tế-xã hội đang diễn ra mạnh mẽ hơn với đà tăng trưởng kinh tế bứt tốc từ quý II/2022. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng tích cực, nền kinh tế đang phải đối mặt nhiều rủi ro có thể xảy ra cả trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn, đòi hỏi phản ứng chính sách phải kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, quyết liệt và hiệu quả.


Gian hàng OCOP của tỉnh Quảng Nam tại hội chợ ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Ngọc Sơn).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế trong nước đang có điều kiện thuận lợi, sản xuất, kinh doanh phục hồi khá ổn định. Đây là yếu tố rất tích cực để tạo dư địa điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, điều hành giá cho những tháng cuối năm và các năm tiếp theo.

Nhận diện thách thức

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội bảy tháng năm 2022 là xu hướng phục hồi ngày càng được củng cố và phát triển tích cực; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; duy trì mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực đang chịu nhiều biến động; bảo đảm các cân đối lớn, an ninh năng lượng, lương thực. Các tổ chức quốc tế đều đưa ra những con số dự báo lạc quan hơn về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ở mức 6,5% và có thể đạt 6,7% năm 2023; Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%; Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6% tại thời điểm ngày 16/5 lên mức 7%,...

Nhưng song hành với triển vọng tích cực, các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế trong nước cũng chỉ ra những điểm hạn chế và khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Đó là nợ xấu ngân hàng ở mức cao, cơ cấu tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa lấy lại được quy mô như trước dịch Covid-19, vốn đăng ký cấp mới chỉ bằng 56,5% cùng kỳ, ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động đến cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ giá và khả năng thu hút công nghệ cao trong trung và dài hạn.

Đáng lưu ý, đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn của nền kinh tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến nay mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 36,71%), hiện 17 bộ, ngành mới giải ngân dưới 10%. Bên cạnh những nguyên nhân cố hữu như giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, điều chỉnh nhiều lần,... còn có nguyên nhân mới nảy sinh do giá nguyên vật liệu tăng đột biến, khiến nhà thầu thi công cầm chừng để chờ giá vật liệu giảm hoặc chuyển sang tìm kiếm công việc tại các dự án FDI, gây tình trạng thiếu nhân công thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.

 

Kiểm soát lạm phát dưới 4%

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Những vấn đề khó dự báo do phụ thuộc điều hành chính sách của các quốc gia lớn trên thế giới như giá cả, nguồn cung xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng hưởng với đà phục hồi tiêu dùng trong nước, yếu tố tâm lý, thời điểm gia tăng nhu cầu vào cuối năm tạo áp lực lạm phát, gia tăng chi phí sản xuất. Nếu không có giải pháp điều hành, hỗ trợ kịp thời, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực; từ đó tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống người dân.

Nhận định áp lực lạm phát lên những tháng cuối năm là rất lớn nhưng Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chỉ ra những yếu tố giúp kiềm chế lạm phát cả năm dưới 4%. Trước hết, nhiều dự báo cho thấy giá dầu thế giới hiện đã đạt đỉnh khi tăng 47% so năm 2021, do đó sẽ có xu hướng giảm, làm dịu đi áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, từ đó giảm áp lực chi phí đẩy cho lạm phát trong nước.

Yếu tố quan trọng là Việt Nam vẫn bảo đảm tốt nguồn cung các đầu vào thiết yếu cho nền kinh tế, nhất là lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác phối hợp điều hành chính sách trong nước đã được thực hiện tốt, như giảm thuế, phí xăng dầu, siết tín dụng chảy vào khu vực phi sản xuất,... góp phần giúp lạm phát sáu tháng đầu năm được duy trì ở mức thấp (2,44%).

Tiến sĩ Cấn Văn Lực kiến nghị trong thời gian tới cần lưu ý trong điều hành cung, cầu và giá các mặt hàng quan trọng như dịch vụ giao thông vận tải, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng để tiếp tục kiểm soát lạm phát. Đồng thời, tiếp tục xem xét giảm tiếp 30% các loại thuế, phí còn lại đối với mặt hàng xăng dầu, góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,41%, tăng trưởng GDP tăng thêm 0,57%. Liên quan thuế xăng dầu, đại diện Bộ Tài chính cho biết, đã có phương án tiếp tục đề xuất giảm thuế nếu giá dầu thế giới tăng cao hơn mức 100 USD/thùng, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung để tác động giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Theo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trọng tâm chính sách điều hành kinh tế-xã hội những tháng cuối năm là tập trung tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, đồng thời chống suy giảm đà phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp trước áp lực về giá, chi phí sản xuất và chi phí sinh hoạt tăng cao. Kịch bản điều hành năm 2022 sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4%, tăng trưởng tín dụng khoảng 14%.

TheoNhanDan

Các tin khác


Cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 của tỉnh đạt 9%. Do vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo việc phân bổ nguồn vốn và thúc tiến độ giải ngân. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh và các chủ đầu tư phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch VĐTC được giao trong năm 2022; đảm bảo giải ngân theo từng mốc thời gian cụ thể (đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao). Tuy vậy, hiện kết quả giải ngân không đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu.

Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh triển khai công tác 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Chiều 11/8, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh (DNT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác Hội 6 tháng đầu năm và đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2022.

Giá xăng dầu giảm hơn 900 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (11/8), mỗi lít xăng giảm thêm hơn 900 đồng, dầu cũng hạ 1.000-1.210 đồng (trừ dầu mazut).

Xuất khẩu 1 tấn nhãn Sơn Thủy đầu tiên sang thị trường EU

(HBĐT) - Ngày 11/8, tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi), Sở NN&PTNT phối hợp UBND huyện Kim Bôi và Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất hàng chuyến hàng đầu tiên của sản phẩm nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU. Dự lễ xuất hàng có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Triển khai áp dụng Bộ chỉ số DDCI - đột phá cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh là những yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra động lực bền vững trong định hướng thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó "tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh (PCI), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc”. Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh và nâng cao chỉ số PCI tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Bộ chỉ số NLCT và Kế hoạch khảo sát đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp (DN) về môi trường đầu tư, kinh doanh các huyện, thành phố và các sở, ngành tỉnh.

Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Lạc Sơn quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Nhờ đó, giúp quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm, tăng khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp, khai thác thế mạnh của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục