(HBĐT) - Thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) có tổng diện tích cây ăn quả 274 ha. Trong đó, cây ăn quả có múi (CAQCM) 244,5 ha, cây ăn quả khác như thanh long, nhãn, ổi 29,5 ha. Thời gian qua, thị trấn Ba Hàng Đồi phát triển cây ăn quả theo đúng kế hoạch, xác định cam, bưởi, thanh long là những cây trồng chủ lực. Địa phương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch của huyện về phát triển ngành trồng trọt. Qua đó góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác.


Thanh long ruột đỏ là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy).

Những năm gần đây, diện tích CAQCM trên địa bàn thị trấn tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng khá. CAQCM là nhóm cây có diện tích, sản lượng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tổng sản lượng quả có múi đạt gần 5.000 tấn/năm; thu nhập bình quân đạt khoảng 70 - 100 triệu đồng/ha/ năm. Trong đó, cam và bưởi chiếm 89,2% diện tích CAQCM. Cam và bưởi được trồng tập trung trên diện tích đất nhận khoán của Công ty TNHH MTV Thanh Hà Hòa Bình và một số ít do người dân trồng. Tổng diện tích trồng cam 175 ha. Các giống cam như lòng vàng, cam Vinh, V2 thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên sinh trưởng, phát triển tốt; sản lượng đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Diện tích bưởi 67 ha, chủ yếu là giống bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc; sản lượng đạt 25 - 30 tấn/ha. Cam và bưởi tiêu thụ chính qua tư thương.

       Năm 2016, gia đình ông Nguyễn Văn Cường, khu Đoàn Kết trồng 1,6 ha cam. Gia đình ông mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, trung bình mỗi năm thu khoảng 100 tấn quả. Giá bán trung bình 16.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ trồng cam đạt 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí chăm sóc lãi khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.

Cùng với cam, bưởi thì thanh long là một trong những cây ăn quả chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con thị trấn Ba Hàng Đồi. Theo thống kê, toàn thị trấn có 26 ha thanh long (chủ yếu là thanh long ruột đỏ); năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha; giá trị kinh tế đạt từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Thị trấn hiện có hơn 40 hộ trồng thanh long ruột đỏ. Nhiều hộ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Một số hộ áp dụng kỹ thuật trồng thanh long trên giàn chữ T giúp chăm sóc dễ dàng, lắp hệ thống tưới tự động để giảm bớt nhân công lao động. Sản phẩm thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh và được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Ông Trần Quốc Hoàn, khu dân cư Đồi là hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ tại thị trấn Ba Hàng Đồi. Ông Hoàn chia sẻ: So với các cây trồng khác, thanh long ruột đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Năm 2013, gia đình tôi bắt đầu trồng thanh long ruột đỏ, tổng diện tích 4.000 m2 với 500 gốc thanh long. Gia đình đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, thực hiện quy trình sản xuất sạch, cần sử dụng thuốc BVTV thì dùng thuốc sinh học và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly; sử dụng phân chuồng ủ để bón. Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm gia đình thu trên 10 tấn quả.

Để nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả chủ lực của địa phương, thời gian tới, thị trấn Ba Hàng Đồi phát triển theo đúng kế hoạch, quy hoạch vùng sản xuất. Triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch của huyện về phát triển ngành trồng trọt. Phát triển sản xuất cây ăn quả chú trọng vào các giống đặc sản của địa phương, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng diện tích, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, xây dựng mã số vùng trồng…


Thu Thủy


Các tin khác


Triển khai áp dụng Bộ chỉ số DDCI - đột phá cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh là những yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra động lực bền vững trong định hướng thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó "tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh (PCI), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc”. Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh và nâng cao chỉ số PCI tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Bộ chỉ số NLCT và Kế hoạch khảo sát đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp (DN) về môi trường đầu tư, kinh doanh các huyện, thành phố và các sở, ngành tỉnh.

Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Lạc Sơn quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Nhờ đó, giúp quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm, tăng khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp, khai thác thế mạnh của địa phương.

Đánh giá chương trình phối hợp phát triển chuỗi sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 10/8, Sở NN&PTNT phối hợp Sở NN&PTNT TP Hà Nội tổ chức hội nghị Chương trình phối hợp về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản (NLTS) giai đoạn 2021 - 2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các ngành, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, HTX sản xuất NLTS của tỉnh và TP Hà Nội.

Xã Trung Thành tìm hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Có nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế ở xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc), chủ yếu do điều kiện cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa tìm ra cây trồng, vật nuôi tạo nên bước chuyển đổi mang tính đột phá… Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã còn tới 52,75%, hộ cận nghèo còn 34,9%.

Hội Nông dân huyện Mai Châu: Nhân rộng và thực hiện hiệu quả mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp

(HBĐT) - Nắm bắt, tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để góp phần thực hiện tốt Đề án số 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp (THNN) của BTV T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam. Những năm qua, HND huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho hội viên, vừa góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Tham gia ý kiến vào 9 dự án nghiên cứu, xin chủ trương đầu tư vào huyện

(HBĐT) - Thực hiện công tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế, thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của huyện Mai Châu tiếp tục làm tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu, thực hiện các dự án đầu tư vào huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục