(HBĐT) - Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 của tỉnh đạt 9%. Do vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo việc phân bổ nguồn vốn và thúc tiến độ giải ngân. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh và các chủ đầu tư phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch VĐTC được giao trong năm 2022; đảm bảo giải ngân theo từng mốc thời gian cụ thể (đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao). Tuy vậy, hiện kết quả giải ngân không đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu.


Từ nguồn vốn đầu tư công, đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

theo từng mốc thời gian cụ thể (đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao). Tuy vậy, hiện kết quả giải ngân không đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu.

Kế hoạch VĐTC năm 2022 nguồn vốn NSNN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao với tổng số vốn 3.953,7 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.752,6 tỷ đồng, trong đó, giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 bao gồm: Nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí 577.390 triệu đồng; nguồn thu xổ số 13.470 triệu đồng; nguồn thu sử dụng đất 1.597.400 triệu đồng; vốn đầu tư khác 400.000 triệu đồng và Nghị quyết số 132/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022 cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) với tổng số vốn 559,788 tỷ đồng. Đến ngày 29/6, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 4.752,6 tỷ đồng, đạt 120% KHV TTCP giao, đạt 100% KHV HĐND tỉnh thông qua. Ngoài ra, số KHV năm 2021 nguồn vốn ngân sách T.Ư được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 là 57,968 tỷ đồng. 

Xác định rõ tầm quan trọng của GNVĐTC có tác động trực tiếp tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế nên nhiệm vụ này luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc để có sự cải thiện. Nếu như đến ngày 20/5, tổng số GNVĐTC của tỉnh mới đạt 22% KHV TTCP giao và 18% KHV đã được giao chi tiết cho các dự án thì đến ngày 30/6, số vốn giải ngân tăng lên 38% so với KHV TTCP giao, đạt 31% KHV đã giao chi tiết cho các dự án. Đến ngày 31/7, tổng số KHV đã giải ngân là 1.633,5 tỷ đồng, đạt 41% KHV TTCP giao và 34% so với số kế hoạch UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Trong đó, cao nhất là vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân đạt 58% so với KHV TTCP giao, đạt 40% KHV đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án. Tỷ lệ thấp nhất là vốn ODA mới giải ngân 107,2 tỷ đồng, chỉ đạt 25% và vốn thực hiện các CTMTQG chưa giải ngân. 

Đối với vốn ngân sách T.Ư trong nước kéo dài giải ngân từ năm 2021 sang năm 2022 được 3.811 triệu đồng, mới chỉ đạt 11% KHV kéo dài, còn vốn ODA được phép kéo dài hiện vẫn chưa giải ngân.

Theo đánh giá của Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh: Nhiệm vụ GNVĐTC đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ. Theo đó, do ảnh hưởng của biến động đơn giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhất là giá xăng dầu từ những tháng đầu năm 2022 khiến nhiều dự án phải điều chỉnh dự toán cho phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện giải ngân. Các dự án thuộc Đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giao vốn chậm nên tỷ lệ giải ngân thấp. 

Ngoài ra, các dự án thuộc CTMTQG mới được giao vốn ngày 9/6, hiện đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư nên chưa thể thực hiện giải ngân. Các dự án khởi công mới thì chậm hoàn thành thủ tục đầu tư, thủ tục đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, vì vậy chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân KHV được giao và một số dự án đang điều chỉnh dự án. 

Khó khăn kéo dài là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư còn chậm và gặp nhiều vướng mắc; nhiều nơi chưa nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân về số tiền bồi thường khi bị thu hồi đất; công tác tuyên truyền đến người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB chưa bảo đảm minh bạch, công bằng; nhận thức của một số hộ dân còn hạn chế; việc bố trí nhân sự phục vụ công tác GPMB chưa bảo đảm, chưa đáp ứng được khối lượng công việc. 

Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, một số chương trình, dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, chưa có đủ cơ sở rút vốn kế hoạch năm 2022 để giải ngân do đơn vị kiểm toán đang thực hiện kiểm đếm nên đã kéo thấp tỷ lệ giải ngân của tỉnh...

Để cải thiện mạnh kết quả giải ngân, những tháng cuối năm, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn VĐTC. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; rà soát, điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ cho các dự án trọng điểm đã có khối lượng thực hiện, đảm bảo giải ngân hết nguồn VĐTC được giao năm 2022. UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan đi kiểm tra các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo đến ngày 30/9 giải ngân đạt trên 70% kế hoạch vốn năm 2022.

Bình Giang

Các tin khác


Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Lạc Sơn quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Nhờ đó, giúp quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm, tăng khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp, khai thác thế mạnh của địa phương.

Đánh giá chương trình phối hợp phát triển chuỗi sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 10/8, Sở NN&PTNT phối hợp Sở NN&PTNT TP Hà Nội tổ chức hội nghị Chương trình phối hợp về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản (NLTS) giai đoạn 2021 - 2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các ngành, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, HTX sản xuất NLTS của tỉnh và TP Hà Nội.

Xã Trung Thành tìm hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Có nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế ở xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc), chủ yếu do điều kiện cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa tìm ra cây trồng, vật nuôi tạo nên bước chuyển đổi mang tính đột phá… Đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã còn tới 52,75%, hộ cận nghèo còn 34,9%.

Hội Nông dân huyện Mai Châu: Nhân rộng và thực hiện hiệu quả mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp

(HBĐT) - Nắm bắt, tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên để góp phần thực hiện tốt Đề án số 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp (THNN) của BTV T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam. Những năm qua, HND huyện Mai Châu đã tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho hội viên, vừa góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Tham gia ý kiến vào 9 dự án nghiên cứu, xin chủ trương đầu tư vào huyện

(HBĐT) - Thực hiện công tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế, thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của huyện Mai Châu tiếp tục làm tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu, thực hiện các dự án đầu tư vào huyện.

Liên danh nhà thầu gặp khó trong thi công dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

(HBĐT) - Được khởi công từ đầu năm 2021, dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (TĐHBMR) được kỳ vọng sớm hoà lưới điện quốc gia, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH cho tỉnh và đất nước. Tuy nhiên, quá trình thi công gặp thời tiết bất lợi gây sự cố cũng như giá cả vật liệu tăng chóng mặt đã, đang gây nhiều khó khăn cho liên danh các nhà thầu thi công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục