(HBĐT) - Thực hiện Công văn số 7327/VPUBND-KTTH, ngày 30/8/2022 của Văn phòng UBND tỉnh về xử lý nội dung liên quan đến Công ty CP đầu tư thương mại bất động sản (BĐS) Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế (ANKT), an ninh trật tự (ANTT), Sở TT&TT có Văn bản số 1482/STTTT-TTBCXB, ngày 6/9/2022 đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT&TT các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin liên quan đến Công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh; nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tránh gây thiệt hại về kinh tế, phức tạp về ANKT, ANTT bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Trước đó, tại Công văn số 7327, ngày 30/8/2022 của Văn phòng của UBND tỉnh gửi các sở, ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh, UBND tỉnh thông tin về việc xử lý nội dung liên quan đến Công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về ANKT, ANTT.

Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 221, ngày 22/8/2022, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau: Căn cứ thông báo của Cục ANKT, Bộ Công an tại Công văn số 518/ĐK, ngày 4/8/2022 có nêu: Công ty Nhật Nam, trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh; người đại diện theo pháp luật là Vũ Thị Thúy (hộ khẩu thường trú khu 4, xã Thạch Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa), cổ đông góp vốn gồm: Vũ Thị Thúy, Mai Thanh Tùng (chồng Vũ Thị Thúy), Vũ Đức Tại có hành vi huy động vốn thông qua "Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư (NĐT), đưa ra yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế, nguy cơ phức tạp về ANKT, ANTT. Hiện nay, công ty này thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều NĐT tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỷ suất lợi nhuận cao (từ 5 - 7%/tháng, tương đương 60 - 84%/năm, kèm theo nhiều ưu đãi BĐS).

Sau khi ký hợp đồng và nộp tiền, các NĐT sẽ được chi trả lợi nhuận hàng ngày vào tài khoản. Nhưng khi chia lợi nhuận cho NĐT, Công ty Nhật Nam không sử dụng tài khoản doanh nghiệp mà sử dụng tài khoản cá nhân của Vũ Thị Thúy (giám đốc) để chuyển tiền, hành vi này có dấu hiệu che giấu thu nhập đã chia cho các NĐT, qua đó trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân thay cho các NĐT, vi phạm Luật Quản lý thuế. Mục đích sử dụng vốn huy động của Công ty Nhật Nam có nhiều dấu hiệu nghi vấn, khả năng hoạt động theo mô hình "Ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau), đến một thời điểm nào đó, Công ty Nhật Nam không còn khả năng chi trả cho NĐT sẽ nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về ANKT, ANTT.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở TT&TT, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp Công an tỉnh thực hiện các nội dung:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức rà soát các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty Nhật Nam và các doanh nghiệp trên địa bàn có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn tương tự để có biện pháp ngăn chặn, xử lý; rà soát các cá nhân: Vũ Thị Thúy (giám đốc), cổ đông góp vốn: Mai Thanh Tùng, Vũ Đức Tại có tài khoản hoặc giao dịch chuyển tiền tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền, cảnh báo đến NĐT, người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tránh gây thiệt hại về kinh tế, phức tạp về ANKT, ANTT.

Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở TT&TT, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả rà soát về Công an tỉnh trước ngày 7/9/2022 để tổng hợp.


H.T (TH)

Các tin khác


Tín dụng chính sách - “đòn bẩy” giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, với dân số trên 85 vạn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74%. Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Hòa Bình đã có những bước tiến mạnh mẽ, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên. 

Thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023

(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 175/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Hoà Bình.

Điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ở một số địa phương

Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng. Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.

Mở hướng phát triển kinh tế ở vùng cao Trung Thành

(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.

DHome Yên Thủy: Dự án hình thành bộ mặt đô thị mới tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân huyện Yên Thủy và các vùng lân cận, tăng hiệu quả sử dụng đất, hình thành bộ mặt đô thị mới, dự án DHome Yên Thủy mang đến cơ hội an cư, đầu tư ngay trung tâm thị trấn Hàng Trạm, Hòa Bình.   

Đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM). Điều này không chỉ giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, minh bạch hóa các giao dịch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục