(HBĐT) - Tỏi tía Mai Châu (tỏi Noong Luông) vừa lọt Top 100 đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Các sản phẩm, món ăn khi lọt Top 100 được công bố, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Top Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld), trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống kỷ lục Việt Nam, mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.
Người dân TP Hòa Bình mua và sử dụng tỏi tía Mai Châu cho các bữa ăn gia đình.
Tỏi tía trên địa bàn tỉnh được trồng ở xã Noong Luông, nay là xã Thành Sơn (Mai Châu) và một số xã vùng cao huyện Tân Lạc, nhưng nhiều nhất là ở xã Thành Sơn. Tỏi có tép màu vàng, củ nhỏ, nhiều dầu, rất thơm, đậm vị và cay. Đối với nhiều gia đình, trong bữa cơm không thể thiếu tỏi tía. Chỉ cần giã ra hòa vào nước mắm với một chút ớt cay nồng là hương vị thơm lừng cả gian bếp. Ngoài việc được dùng làm gia vị cho các món ăn thông thường, tỏi tía được ngâm với rượu, giấm uống hàng ngày để có thể thu nhận tất cả các hoạt chất quý trong tỏi. Tỏi tía giúp kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở, giúp người ăn có một giấc ngủ sâu, điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, ho, cảm… có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, làm ấm cơ thể, tăng huyết áp. Chính vì vậy, ở Thành Sơn hầu như nhà nào cũng trồng tỏi vừa để dùng trong sinh hoạt, vừa là hàng hóa bán có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Theo Sở KH&CN, tỏi tía Mai Châu là loại tỏi củ nhỏ, tép màu vàng, chứa rất nhiều tinh dầu, vị cay, thơm. Đặc biệt dược tính tốt, nhất là hàm lượng allicin cao từ 6,81 - 7,23 mg/g. Đây là hoạt chất chỉ sản sinh sau khi cắt mỏng hoặc dập nát củ tỏi. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nhằm bảo vệ và phát triển sản phẩm tỏi tía, chính quyền huyện Mai Châu đã phối hợp Sở KH&CN xây dựng nhãn hiệu tập thể tỏi tía Mai Châu. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể tại Quyết định số 102266/QĐ-SHTT, ngày 3/12/ 2020. Qua đó, bước đầu khẳng định thương hiệu "Tỏi tía Mai Châu", là tiền đề nâng cao uy tín của sản phẩm, đồng thời quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường. Đầu năm 2021, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức lễ công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho sản phẩm củ tỏi sản xuất tại xã Thành Sơn. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Tỏi tía Mai Châu" gồm các sản phẩm củ tỏi được sản xuất, chế biến từ củ tỏi tía tại xã Thành Sơn, đạt tiêu chuẩn về đặc tính theo quy định và các dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận (mua, bán củ tỏi).
Đồng chí Chủ tịch UBND xã Thành Sơn Hà Văn Khiêm cho biết: Tỏi tía có từ rất lâu đời. Được bà con xuống giống vào khoảng tháng 8, tháng 10 hàng năm, sau 3 tháng thu hoạch, thường bán vào dịp Tết ở chợ thị trấn Mai Châu và một vài nơi khác. Đặc điểm nổi bật của tỏi tía Mai Châu là dọc thân gần củ có màu tía, khi thu hoạch củ có màu trắng ngà, dược tính tốt. Diện tích trồng tỏi trên địa bàn đến nay đạt khoảng 21 ha, tập trung ở xóm Cò Phầy, Noong Luông… Huyện Mai Châu quy hoạch vùng phát triển tỏi và tìm giải pháp hỗ trợ về giống, phân bón để nhân rộng vùng trồng tỏi. Chính quyền và người dân mong muốn có những chính sách hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm nhằm gìn giữ, phát triển thương hiệu tỏi tía Mai Châu để cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân.
Lê Chung
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Có được kết quả đó là đóng góp không nhỏ của đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Họ chính là "cánh tay nối dài” luôn sát cánh cùng hộ vay trong quá trình sử dụng vốn. Nhờ các tổ trưởng tổ TK&VV mà việc cho vay, thu nợ, giám sát sử dụng vốn được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.
(HBĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của đại dịch theo chỉ đạo từ Chính phủ, NHCSXH Việt Nam.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, với dân số trên 85 vạn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74%. Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Hòa Bình đã có những bước tiến mạnh mẽ, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên.
(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 175/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Hoà Bình.
Liên quan đến việc điều chỉnh vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết: Chính phủ đã giao cho Hà Nội khoảng 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên hơn 3.700 tỷ đồng, Bắc Ninh hơn trên 2.400 tỷ đồng và hơn 10.000 tỷ đồng cho TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương 4.200 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng. Đây chính là số tiền đang dự kiến cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3, Vành đai 4.
(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.